Gõ từ khoá "kem chống nắng tự chế" tìm kiếm ngay lập tức cho hơn 67 triệu kết quả - một con số khủng cho thấy kem chống nắng tự chế đang rất "hot" trên thị trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo người tiêu dùng nên tránh xa kem chống nắng tự chế. Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng kem chống nắng tự chế có thể không hiệu quả và khuyến cáo người dùng nên tránh xa các sản phẩm DIY này. Tìm kiếm nhanh trên Google bằng cụm từ khóa "kem chống nắng tự chế" cho ra hơn 67 triệu kết quả. Nhiều trong số đó hiển thị hướng dẫn cách tự chế kem chống nắng "từ thiên nhiên", "đơn giản" và "không độc hại". Sức hấp dẫn của kem chống nắng DIY bắt nguồn từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như chi phí thấp hơn và niềm tin về một loại kem hoàn toàn thiên nhiên làm từ các thành phần được lựa chọn cẩn thận có lợi cho sức khỏe hơn loại kem chống nắng được sản xuất công nghiệp với danh sách tên các thành phần hóa chất khó đọc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được thực hiện cảnh báo chúng ta không nên tin tưởng vào các công thức kem chống nắng tìm thấy trên mạng. Các nhà khoa học cảnh báo người tiêu dùng nên tránh xa kem chống nắng tự chế. Nghiên cứu này xuất phát từ một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Chấn thương tại Bệnh viện Nhi Quốc gia, ở Columbus, OH và Trường Đại học Y tế Brooks thuộc Đại học Bắc Florida, Jacksonville. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Health Communication. Kem chống nắng tự chế là mối nguy Các nhà nghiên cứu phát hiện 95,2% các bài đăng liên quan đến kem chống nắng DIY ám chỉ các sản phẩm tự chế có hiệu quả và 68,3% trong số các bài ghim quảng cáo kem chống nắng DIY không đảm bảo yêu cầu chống tia cực tím (UV). Theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu, những tuyên bố dạng này có thể gây hiểu nhầm, vì thành phần trong các công thức đó thực sự chỉ chống bức xạ tia UV ở mức tối thiểu. Trong tài liệu nghiên cứu, các nhà điều tra cho hay "truyền thông xã hội đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc chia sẻ thông tin sức khỏe, nhưng nó lại trở nên nguy hiểm khi thông tin được chia sẻ không chính xác hoặc đầy đủ". Điều này đúng với trường hợp kem chống nắng DIY. Các nhà nghiên cứu giải thích, vì các chuyên gia không kiểm định những sản phẩm dạng này, chúng có thể không chống lại các tia UV. "Các sản phẩm chống nắng DIY tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chúng không được kiểm tra hoặc kiểm định tính hiệu quả như kem chống nắng thương mại. Khi tự làm, bạn không biết liệu nó có an toàn hay hiệu quả hay không", theo giáo sư Lara McKenzie, một trong những tác giả của nghiên cứu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) lưu ý ‘tiền sử từng bị cháy nắng, đặc biệt là khi còn nhỏ' có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da. Vì vậy, điều quan trọng là phải bôi kem chống nắng đã được thử nghiệm và chứng minh là có hiệu quả, ngay từ khi còn nhỏ, bất cứ khi nào tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng (broad-spectrum) - nghĩa là bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB. Đồng thời kem cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn SPF 30 hoặc cao hơn và chống nước. Ngoài ra, người lớn nên thoa kem chống nắng khắp da với lượng khoảng 28 gram và nên bôi lại mỗi vài giờ 1 lần khi ra ngoài nắng, thậm chí là thường xuyên hơn khi đi bơi hoặc đổ mồ hôi. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV