Uống bia bằng cốc sứt gây chảy máu, sợ nhiễm HIV

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Apr 17, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 572)

    Cách đây 3 tuần em có đi uống bia ở TP HCM. Cầm cốc bia uống, em thấy môi hơi rát, lấy khăn giấy ướt lau thì phát hiện một ít máu (Phúc).


    Nhìn lại cái cốc thì thấy nó bị mẻ một chỗ gần quai, làm môi em bị đứt khoảng 5mm. Bác sĩ cho em hỏi virus HIV ra ngoài không khí thì sống được bao nhiêu phút. Vết thương của em có khả năng bị HIV xâm nhập không, vì lúc đó em không nặn máu hay sát trùng, rửa vết thương gì cả, chỉ lấy khăn giấy ướt lau qua thấy có chấm máu nhỏ, nhưng rát lắm.

    Từ tuần thứ hai đến nay em bị nhức đầu, đau mình mẩy, sưng hạch ở cạnh cằm, cổ, nách. Triệu chứng đến nay là gần hết tuần thứ ba, em vẫn còn đau nhức như đang cảm sốt, người thì cứ nóng râm ran, ngứa ngáy khắp cơ thể. Em là dân tập thể hình sức khỏe rất tốt, cả năm không bệnh ngày nào, cũng chẳng uống thuốc luôn. Em và vợ mới cưới nhau, vợ vừa mang thai được 7 tuần. Từ ngày bị thương vì chiếc cốc, em đã 2 lần quan hệ với vợ nên rất lo lắng.

    Có phương pháp nào xét nghiệm cho kết quả sớm nhưng chính xác không, 3 tháng lâu quá. Gần đây em bị stress liên tục, nhịn ăn sáng và đôi khi bỏ cả buổi trưa, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mà cho ra kết quả sai (âm tính giả khi xét nghiệm).

    Xin bác sĩ giải đáp giúp, em chưa có cái stress nào lại ám ảnh khủng khiếp như sự sống đặt bên bờ vực thế này.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: apps

    Trả lời:

    HIV tồn tại bên ngoài cơ thể người tối đa không quá 7 ngày, thời gian này có thể ngắn hơn đáng kể nếu ở môi trường không thuận lợi (nóng, ánh nắng mặt trời, hóa chất…).

    Để HIV xâm nhập vào cơ thể người gây bệnh thì cần 2 điều kiện là có HIV và có ngõ vào, thường là tổn thương da, niêm mạc. Tuy nhiên khả năng lây truyền HIV lại chịu ảnh hưởng bởi số lượng HIV đi qua vùng tổn thương da niêm vào cơ thể (vết thương ngõ vào càng lớn, tiếp xúc với dịch cơ thể có nhiều HIV thì khả năng lây nhiễm càng cao). Theo nghiên cứu, khả năng lây nhiễm do bị kim có dính máu của người nhiễm HIV đâm phải chỉ 0,3%.

    Trở lại trường hợp tai nạn của bạn, khả năng lây nhiễm HIV nếu có là cực kỳ thấp vì:

    - Phải có người bị nhiễm HIV sử dụng đúng cái ly mà bạn đã dùng và cũng bị thương chảy máu như bạn (như vậy mới có HIV dính trên ly) trong khi tỷ lệ bị nhiễm HIV ở người Việt Nam thấp, chỉ tương đương 0,24%.

    - Dù khả năng trên có xảy ra thì lượng HIV còn dính trên ly sau khi rửa (dù là rửa sơ) cũng bị giảm nhiều do vết máu không phát hiện khi dùng ly uống (dù bạn không để ý nhưng nếu có dính máu là rất dễ phát hiện, vả lại gần như không quán ăn nào dám sơ ý để ly có dính máu mà dùng cho khách, nếu có cũng quá hiếm !!!).

    - Các triệu chứng bạn mắc phải cũng có thể là triệu chứng của một trường hợp nhiễm siêu vi bất kỳ (siêu vi cúm, siêu vi viêm gan,…HIV cũng là siêu vi ), không chỉ đặc thù cho nhiễm HIV.

    Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn được Bộ Y tế Việt Nam cho phép là xét nghiệm tìm kháng thể chống lại HIV do cơ thể sản xuất ra sau khi bị nhiễm, thực hiện tại các cơ sở y tế được cấp phép có thẩm quyền như Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Y tế dự phòng,…. Tuy nhiên, các xét nghiệm này chỉ có thể phát hiện sau khi nhiễm HIV từ 6 tuần đến 3 tháng. Xét nghiệm có thể giúp tầm soát sớm hơn sau khi bị tai nạn nghi nhiễm HIV là Xét nghiệm Combo HIV Ag/Ab do vừa tìm kháng nguyên p24 (một thành phần của siêu vi HIV) và kháng thể nên có thể phát hiện sớm hơn so với những xét nghiệm nói trêm khoảng 20 ngày (nếu bạn bị tai nạn hơn 3 tuần rồi thì có thể làm xét nghiệm này).

    Một xét nghiệm khác có thể giúp phát hiện nhiễm HIV sớm là PCR HIV- RNA được thực hiện tại Viện Pasteur TP HCM (có thể cho kết quả âm tính giả nếu lượng HIV trong máu quá thấp). Có thể thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV vào tháng thứ 3 sau khi bị tai nạn nếu các kết quả trên trả lời âm tính để giúp khẳng định không bị nhiễm HIV.

    Để xác định nhiễm HIV, các xét nghiệm phải được thực hiện đúng quy định và người được xét nghiệm cần được tư vấn trước, sau xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên môn để được tư vấn đầy đủ và xét nghiệm phù hợp.

    Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng

    Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Uống bia bằng cốc sứt gây chảy máu, sợ nhiễm HIV

Share This Page