Con người nên đi tiểu ít nhất 4 tới 6 lần mỗi ngày nhưng thỉnh thoảng do áp lực cuộc sống và công việc buộc ta phải nhịn tiểu. Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao chúng ta có thể nhịn tiểu? Chúng ta chịu đựng được trong bao lâu? Và thói quen này có hại ra sao? Mấu chốt nằm ở cơ chế của bàng quang, một túi hình bầu dục nằm trong khung chậu. Bao quanh bàng quang là một vài cơ quan khác hình thành hệ tiết niệu. Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, hai cơ thắt ống đái và một ống đái. Chất lỏng màu vàng chảy xuống từ thận gọi là nước tiểu. Thận tạo ra nước tiểu từ hỗn hợp nước và các chất thải của cơ thể, nước tiểu được bơm qua hai ống dẫn xuống một cơ quan rỗng gọi là bàng quang. Vách của cơ quan này được tạo thành từ các mô gọi là cơ bàng quang khi bàng quang đầy các cơ giãn ra khiến bàng quang phồng lên như quả bóng. Khi bàng quang căng, cơ thắt niệu đạo trong tự động mở, nước tiểu chảy vào ống đái và ngừng lại tại cơ thắt niệu đạo ngoài. Cơ chế này giống như 1 công tắc, nếu muốn nín tiểu, bạn giữ cho cơ thắt đóng lại. Khi muốn đi tiểu, bạn có thể chủ động “mở cổng xả lũ”. Nhưng làm sao để biết khi nào bàng quang đầy để đi tiểu? Bên trong các lớp cơ bàng quang là hàng triệu thụ thể áp suất sẽ được kích hoạt khi bàng quang đầy nước tiểu. Chúng gửi tín hiệu theo dây thần kinh đến tủy sống. Tín hiệu phản hồi được gửi ngược về bàng quang làm cơ bàng quang co nhẹ lại và gia tăng áp lực khiến bạn có cảm giác nước tiểu đang đầy lên. Đồng thời, cơ thắt niệu đạo trong mở ra, đây gọi là phản xạ đi tiểu. Não có thể chống lại phản xạ này nếu bạn không muốn đi tiểu bằng cách gửi tín hiệu khác để co cơ thắt niệu đạo ngoài. Với khoảng 150 - 200ml nước tiểu, vách cơ bàng quang giãn ra vừa đủ để bạn nhận thấy có nước tiểu. Khoảng 400 tới 500ml, áp lực tăng lên tới mức gây khó chịu. Bàng quang có thể tiếp tục căng nhưng có giới hạn. Trên mức 1000ml, bàng quang có thể vỡ. Đa số mọi người sẽ mất kiểm soát bàng quang trước khi nó vỡ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp không cảm thấy buồn tiểu, bàng quang có thể vỡ một cách đau đớn và cần phải phẫu thuật để khâu lại. Khi bạn đã sẵn sàng xả lũ, tín hiệu từ não tới cơ thắt niệu đạo ngoài sẽ bị ngắt và làm nó giãn ra, nước tiểu được thải ra ngoài. Cơ thắt niệu đạo ngoài là một trong những cơ của sàn chậu, nó giúp nâng đỡ ống đái và cổ bàng quang. Thật may mắn khi có những cơ sàn chậu này vì khi khi ho, hắt hơi, cười hay nhảy, áp lực được tạo lên cả hệ thống có thể làm cho bàng quang són nước tiểu. Những cơ sàn chậu giữ cho cả vùng được bịt kín cho tới khi bạn sẵn sàng đi tiểu. Mặc dù cơ chế này giúp chúng ta không gục ngã trước cửa thiên đường nhưng nếu lạm dụng chúng như nhịn tiểu quá lâu, sau đó đi tiểu quá nhanh hay tiểu không đúng tư thế có thể làm suy yếu các cơ nâng đỡ này theo thời gian. Nó có thể gây đau bàng quang hoặc tiểu không kiểm soát. Vì thế nếu quan tâm tới sức khỏe lâu dài, nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV