Iflix ra mắt thị trường Việt Nam tháng 2/2017 với mức thuê bao khoảng 59.000 đồng một tháng, người dùng có quyền truy cập không giới hạn vào kho phim đầy đủ cả Mỹ và châu Á, với nhiều phim bộ Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hollywood gây sốt trong giới trẻ. Người dùng Việt thanh toán bằng nhiều kênh như thẻ ATM, thẻ cào điện thoại, ví điện tử... Một tài khoản có thể đăng nhập được 5 thiết bị và xem trên hai màn hình cùng lúc. Liên tục đón nhận đầu tư Tháng 4/2015, Iflix thành lập bởi Catcha Group và Evolution Media, ngay sau đó hoàn thành vòng góp vốn 30 triệu USD. Qua tháng 3/2016, Sky với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trực tuyến tại châu Âu đã tuyên bố đầu tư 45 triệu vào Iflix để giúp startup này trở thành đối thủ cạnh tranh của Netflix châu Á. Đầu năm 2017, công ty đón thêm hai nhà đầu tư mới là Liberty Global và Zain nhà điều hành dịch vụ dữ liệu và di động hàng đầu ở Trung Đông và châu Phi, nhận 90 triệu USD với mục đích mở rộng tại Trung Đông, châu Phi và các thị trường mới ở châu Á. Đến tháng 8/2017, Hearst Corporation rót vào đây 133 triệu USD. Các cổ đông hiện tại như Evolution Media, Sky, Catcha Group, Liberty Global, Jungle Ventures và PLDT cũng tăng vốn đầu tư. Trước khi thành lập Iflix, nhà sáng lập Patrick Grove đã triển khai thành công nhiều dự án khởi nghiệp. Năm 2006, ông phát triển IProperty Group và nuôi nó chỉ trong vòng một năm trở thành cổng thông tin bất động sản lên sàn chứng khoán tại Australia, sau đó thu về 534 triệu USD khi bán cho Tập đoàn REA của Rupert Murdoch. Chủ tịch Iflix - Patrick Grove (giữa) tại một sự kiện giới thiệu sản phẩm ở Bangkok, Thái Lan. Chiến lược địa phương hóa Theo Mark Britt - Giám đốc điều hành Iflix, chiến lược của công ty là hướng đến người dùng trung lưu ở các thị trường mới nổi như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Brunei, Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Việt Nam, Maldives, Kuwait, Bahrain, Ả Rập Saudi, Jordan, Iraq, Li Băng, Egypt, Sudan, Campuchia, Nigeria, Kenya, Ghana, Nepal, Bangladesh, Zimbabwe, Morocco, Tanzania và Uganda. Sắp tới có thể là Mỹ Latinh. "Chúng tôi nhận ra chìa khóa thành công là những nội dung mang văn hóa Á châu phù hợp với từng địa phương chứ không phải nội dung mang màu sắc phương Tây", Britt nhận xét. Khác với chiến lược đánh phủ toàn cầu của Netflix với những "bom tấn" Âu Mỹ, Iflix "bản địa hóa" thông qua những phim ảnh địa phương với nội dung gần gũi. Tuyển dụng những nhân sự địa phương để sản xuất phụ đề, lồng tiếng. Cập nhật phiên bản ứng dụng và trang web phù hợp với thị hiếu khán giả nơi họ hoạt động. Mark Britt dự báo vào năm 2022 hơn một tỷ người sẽ tham gia tầng lớp trung lưu ở các thị trường mới nổi, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh. "Một trong những thứ đầu tiên họ sẽ mua đó là điện thoại thông minh, kéo theo nhu cầu giải trí với game và phim ảnh, đây chính là cơ hội cho chúng tôi", Mark Britt nhấn mạnh. Hoài Châu Let's block ads! (Why?)Nguồn: VNExpress