Phát hiện hóa thạch loài khủng long bay giống chim nhất

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 16, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 122)

    Loài khủng long bay từng sinh sống ở kỷ Jura có nhiều đặc điểm giống với các loài chim hiện đại ngày nay.

    [​IMG]

    Alcmonavis poeschli được xem là khủng long bay giống chim nhất. Ảnh: Times of Malta.

    Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Ludwig-Maximilians và Đại học Fribourg của Đức đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long bay vỗ cánh mới từ kỷ Jura, được xem là giống chim nhất từ trước tới nay, tại vùng Bavaria, phía đông nam nước này. Phát hiện có thể nắm giữ manh mối quan trọng về cách các loài chim thời hiện đại tiến hóa từ tổ tiên bò sát của chúng.

    Loài khủng long mới được đặt tên là Alcmonavis poeschli, dựa theo tên của một dòng sông gần nơi tìm thấy hóa thạch. Ban đầu, nhóm nghiên cứu cho rằng bộ xương là của một con Archaeopercx, loài khủng long bay nhỏ có lông (có kích thước tương đương loài quạ ngày nay) sinh sống tại các vùng đầm lầy cách đây 150 triệu năm. Tuy nhiên, các phân tích hóa thạch chi tiết sau đó đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt.

    Trưởng nhóm nghiên cứu Roland Poeschl cho biết Alcmonavis poeschli lớn hơn đáng kể so với loài Archaeopercx. Hóa thạch còn có nhiều vết khía hình chữ V ở xương cánh, cho phép chúng chủ động vỗ cánh. Đặc điểm này được tìm thấy ở các loài chim hiện đại nhưng không có ở Archaeopercx.

    Phát hiện mới đang gây tranh cãi giữa các chuyên gia về việc liệu chim và khủng long bay có phát triển khả năng vỗ cánh từ các loài lướt gió trước đó hay không. Christian Foth từ Đại học Fribourg, đồng tác giả của nghiên cứu tin rằng sự tiến hóa khả năng vỗ cánh của chúng đã tiến triển tương đối nhanh chóng. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học đời sống eLife Science.

    Đoàn Dương (Theo AFP)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phát hiện hóa thạch loài khủng long bay giống chim nhất

Share This Page