Theo khảo sát của Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu (GEN) được công bố tại TechFest 2018, Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế khởi nghiệp cao nhất nhưng lại nằm trong nhóm 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp. Khi bước vào growth-stage - giai đoạn phát triển, mở rộng quy mô, các startup thường đối diện với nhiều thử thách liên quan đến năng lực triển khai mà nếu không khéo xử lý, nguy cơ mất thị phần, thậm chí "ngã ngựa" là điều khó tránh. Theo đó, ở giai đoạn phát triển, vốn không còn là trăn trở duy nhất đối với các startup. Khi sân chơi và cả luật chơi thay đổi, họ phải đối mặt với những thử thách cam go hơn. Lúc này, các startup trẻ, đặc biệt là những người xuất thân từ các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù, dễ lúng túng khi xử lý các vấn đề quản trị doanh nghiệp hoặc thiếu khả năng ứng phó nhanh trong môi trường mới. Bên cạnh những thử thách xuất phát từ nội lực chưa vững vàng, các startup còn đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường từ những đối thủ trong nước lẫn quốc tế. Nếu không có một chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả, thì nguồn vốn đầu tư có dồi dào đến đâu, miếng bánh thị phần vất vả giành được ở giai đoạn đầu không những không mở rộng được mà còn có nguy cơ bị đối thủ (thường là những ông lớn trong ngành) nuốt chửng. Tuy vậy, nếu tốc độ phát triển mạng lưới khách hàng không song hành cùng tốc độ mở rộng hệ thống nhà cung cấp thì thị phần càng tăng nhanh càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ "vỡ trận". "Những rào cản này là một bài toán mà có lẽ nhiều startup bước vào giai đoạn phát triển đã sớm nhận thấy nhưng việc tìm ra lời giải chưa bao giờ là điều dễ dàng", đại diện Grab Việt Nam nói và cho biết đó là một vài trong số các nguyên nhân khiến hàng loạt startup Việt "ngã ngựa" trong năm 2018, trong đó có những dịch vụ rất tiềm năng như giao thức ăn, chuyển phát nhanh, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội của người Việt... Bên cạnh việc phải "tự thân vận động", những chương trình đầu tư chiến lược và chuyên sâu sẽ giúp các startup giải bài toán về quản trị và thị trường trong giai đoạn phát triển. Phát biểu trong Diễn đàn Kinh tế Tư nhân vừa tổ chức ở Hà Nội, ông Jerry Lim - CEO Grab Việt Nam tiết lộ chiến lược hỗ trợ phát triển startup nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Tại Việt Nam, nông nghiệp cũng là một trong những lĩnh vực mà Grab Ventures tập trung đầu tư. Grab Ventures là dự án hợp tác đầu tư mạo hiểm của Grab, được công bố từ tháng 7/2018. Chiến lược này được Grab triển khai đợt hai với tên gọi Grab Ventures Velocity (GVV), trọng tâm giúp phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả hơn trong mảng nông nghiệp, nhằm mang thực phẩm tươi từ nông trại tới bàn ăn của người tiêu dùng nhanh, tiện lợi hơn và hạn chế qua quá nhiều "cửa" trung gian. GVV đợt hai mở rộng cửa chào đón các startup khắp Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hai chủ đề của quỹ đầu tư là "Tăng cường năng lực cho nông dân" và "Tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ". Chương trình diễn ra từ tháng 6-8/2019.Thời gian nhận hồ sơ đợt 2 kéo dài đến hết ngày 15/5. Startup Việt có thể đăng ký tại đây hoặc qua email. Các thông tin dịch vụ, sản phẩm của startup được chọn sẽ được xuất hiện trên ứng dụng Grab để người dùng dễ dàng nhìn thấy, tìm hiểu và đặt hàng. GVV ra đời với mục tiêu ươm mầm, tư vấn, đào tạo, hỗ trợ đầu tư cho các dự án khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á. Đây là chương trình thúc đẩy tăng trưởng kéo dài 16 tuần dành riêng cho các startup trong giai đoạn phát triển, giúp họ đủ năng lực để vươn ra biển lớn. Theo đó, thông tin dịch vụ, sản phẩm của startup được chọn sẽ xuất hiện trên ứng dụng Grab để người dùng dễ dàng nhìn thấy, tìm hiểu và đặt hàng. Điều này sẽ giúp các startup đối tác phát triển mạng lưới khách hàng, tăng giao dịch nhờ sử dụng trực tiếp lượng người dùng khổng lồ của Grab. Trong đợt một triển khai ở quy mô Đông Nam Á (kết thúc tháng 1/2018), GVV đã nhận hơn 500 hồ sơ đăng ký từ các ứng viên trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Indonesia... Năm startup được chọn trong đợt một gồm Helping và Tueetor từ Singapore, BookMyShow, Sejasa và Minutes từ Indonesia đã có cơ hội tiếp cận nền tảng người dùng rộng lớn của Grab, được tư vấn chuyên môn, tiếp cận công nghệ của Grab, từ đó có thể thử nghiệm dịch vụ của mình trên hệ sinh thái của hãng. Qua đó, doanh thu của dịch vụ đặt vé giải trí trực tuyến BookMyShow tăng 70% ngay trong tháng đầu tiên thử nghiệm dịch vụ trên hệ sinh thái của Grab. Tranh Sương Let's block ads! (Why?)Nguồn: VNExpress