Quy trình xử lý lợn chết do dịch bệnh

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 13, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 121)

    Theo đúng quy trình, khi thấy lợn bị chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh người chăn nuôi có trách nhiệm thông báo cho cán bộ thú y xã hoặc thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp xã để cán bộ thú y huyện tới lấy mẫu xét nghiệm xem có dương tính với dịch tả lợn châu Phi hay không để làm căn cứ thống kê, tiêu hủy hỗ trợ sau này. Bên cạnh đó, tùy quy mô, mức độ của ổ dịch mà có các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh, lập chốt phù hợp.

    Tuy nhiên, hiện nay do dịch xảy ra quá nhiều nên một số địa phương đã bỏ qua khâu xét nghiệm nếu nhận thấy biểu hiện lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi quá rõ ràng để việc tiêu hủy được nhanh chóng, kịp thời tránh để lợn chết lâu gây ô nhiễm và nguy cơ phát tán dịch bệnh.

    Việc tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn bệnh dịch tả lợn Châu Phi bắt buộc và phải thực hiện đúng quy trình, bởi virus dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp, virus có thể tồn tại trong phân, máu, bài tiết, thịt xương, của lợn nhiều tuần cho tới vài tháng, thậm chí một nghiên cứu tại Bỉ cho thấy virus dịch tả lợn Châu Phi tồn tại trong xác lợn rừng chết tới 6 tháng.

    [​IMG]
    Tuyệt đối không được vứt xác lợn ra sông suối ao hồ kênh rạch.

    Do đó, bà con chăn nuôi vì chính mình, họ hàng, làng xóm và cộng đồng tuyệt đối không được vứt xác lợn chết ra ngoài sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch bởi khi đó việc kiểm soát dịch bệnh tả Châu Phi sẽ khó hơn gấp nhiều lần.

    Nguyên tắc tiêu hủy lợn dịch tả Châu Phi


    Đầu tiên khi xác định được lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi, cần phải tiến hành làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác.

    [​IMG]
    Lợn trước khi tiêu hủy cần được làm chết.

    Địa điểm tiêu hủy phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo khuyến cáo của OIE và FAO nên ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy ngay tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch để hạn chế việc vận chuyển xác lợn đi xa khiến virus phát tán ra ngoài môi trường ảnh hưởng tới các khu chăn nuôi an toàn khác.

    Biện pháp tiêu hủy


    Phương tiện, dụng cụ được sử dụng để vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín để không làm rơi vãi máu và chất thải của lợn trong quá trình vận chuyển. Phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyên đến địa điểm tiêu hủy, người tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn bệnh, nghi lợn bệnh cần phải thực hiện vệ sinh, sát trùng để tránh làm lây lan mầm bệnh.

    Hiện theo khuyến cáo có hai biện pháp tiêu hủy chính là chôn và đốt, nhưng đa phần các địa phương chọn chôn lấp bởi việc đốt vừa không có lò chuyên dụng lại tốn kém tiền bạc.

    Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển. Trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển.

    Nhưng thực tế hiện quy định này các địa phương hầu như không tuân thủ tuyệt đối nên cũng là một nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan, phát tán mạnh hơn.

    [​IMG]
    Chôn lợn là biện pháp tiêu hủy phổ biến nhất hiện nay.

    Quy cách hố chôn


    Địa điểm hố chôn được khuyến cáo phải cách nhà dân, giếng nước, nguồn nước khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích, nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ). Kích cỡ hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn, theo quy định phải sâu từ 1,5 - 3 mét.

    Các bước chôn lấp

    Chôn lấp tại nơi xảy ra dịch


    Đây là lựa chọn được ưu tiên vì hạn chế sự lây lan mầm bệnh, phù hợp với các quy định trong phòng chống dịch bệnh, dập dịch đồng thời dễ dàng áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên chỉ thích hợp với khối lượng tiêu huỷ không quá lớn; trại chăn nuôi xa khu dân cư, có đất rộng.

    Khoảng cách từ hố chôn đến giếng nước, chuồng trại, nhà ở của công nhân: Khối lượng chất chôn lấp < 5 tấn/ hố cần khoảng cách tối thiểu > 50m; Khối lượng chất chôn lấp 5- 10 tấn/ hố cần khoảng cách tối thiểu> 100m.

    • Số lượng lợn/ hố không vượt quá 5 tấn/ hố.
    • Không chôn ở vùng ngập nước, có mực nước ngầm thấp.

    [​IMG]
    Cần chôn lấp đúng quy cách khi tiến hành chôn lợn.

    Chôn lấp lợn trong khu vực được quy hoạch

    • Trong trường hợp xẩy ra đại dịch, số lượng lợn lớn, không thể thực hiện việc chôn lấp tại nơi xẩy ra dịch.
    • Việc vận chuyển xác lợn đến nơi tiêu huỷ được trong xe có đáy kín, được bọc bằng các tấm polyethylen ở trên nóc. Không được chất quá đầy trong thùng. Xe tải phải đi chậm để tránh rơi vãi các chất ô nhiễm.
    • Nhân viên hộ tống phải có bảo hộ và mang theo thuốc khử trùng tiêu độc, dụng cụ cần thiết để tiêu độc các chất rơi vãi trên dọc đường đi. Tất cả xe tải phải được làm vệ sinh và tiêu độc trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và sau khi dỡ hàng;
    • Lựa chọn khu vực xa dân cư, dưới chân đồi, núi, vùng trồng cây lấy gỗ, cây lâu năm.
    Quản lý hố chôn


    Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực. UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn. Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo quy định.

    Đặc biệt, bà con chỉ được phép tái đàn chăn nuôi lợn khi có sự đồng ý, khuyến cáo của cơ quan thú y và chức năng địa phương, tuyệt đối không được tự ý chăn nuôi lợn khi chưa có sự hướng dẫn của thú y để tránh dịch bệnh bùng phát trở lại.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Quy trình xử lý lợn chết do dịch bệnh

Share This Page