Nếu có hay theo dõi những chương trình thế giới động vật, các bạn chắc hẳn sẽ không quá xa lạ với những cụm từ như “mùa giao phối” hay “mùa sinh sản”. Đó là thời khắc mà thiên thời (ánh sáng mặt trời) và địa lợi (thức ăn dồi dào) đều tạo điều kiện tối đa cho động vật kết giao bạn tình và sinh sản. Nhưng còn con người thì sao? Như các bạn đã biết rồi đó, chúng ta không có mùa giao phối và lý giải nguyên nhân vì sao, Dominique Clark - một chuyên gia trong lĩnh vực mai mối cho rằng lời giải thích rất đơn giản: đó là bởi vì con người làm “chuyện ấy” suốt cả năm thay vì gói gọn nó trong một thời gian cụ thể nào đó. “Mọi người luôn muốn ở cạnh và gắn kết với nhau. Vì lẽ đó, họ luôn có khuynh hướng đi tìm kiếm các mối quan hệ, không phải vì việc này sẽ giúp cho họ sẽ sinh ra những đứa con có thể sinh tồn qua mùa đông khắc nghiệt nhất sắp đến, mà là vì ham muốn tình dục lúc bấy giờ đã tăng lên”. Đối với con người, mùa nào cũng là mùa giao phối. Trong sinh học, có một nhóm được gọi là “Loài gây giống liên tục” (continuous breeders), nghĩa là giao phối hay sinh sản quanh năm, và con người chúng ta cũng thuộc nhóm này. Trong khi đó, những loài giao phối theo mùa, chẳng hạn như gấu hay sóc chuột, khả năng sinh sản và hoạt động tình dục của chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào khoảng thời gian nào trong năm. “Hậu duệ” của những loài này tương tự như thế hệ trước cũng sẽ trải qua chu kỳ động dục ở một số thời điểm nhất định trong năm, và việc này đưa đến những thay đổi về sinh lý và hành vi, khiến cho hoạt động tình dục tăng lên. Không may vì một lý do nào đó mà quá trình thụ thai không diễn ra, lớp nội mạc của tử cung sẽ được tái hấp thụ. Ở hầu hết phụ nữ khi đang trong độ tuổi sinh đẻ, quá trình rụng trứng diễn ra thường xuyên và kinh nguyệt xảy ra là bởi lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc nếu trứng đó không được thụ tinh. Ở con người, “một số giải thuyết cho rằng đã có thứ gì đó vô hình, chẳng hạn như hành động kéo tay lên để làm lộ chiếc đồng hồ đeo tay đắt tiền của một người đàn ông trong quán bar, đó sẽ là dấu hiệu để người phụ nữ nhận biết về sự giào có và khả năng đây sẽ là một người đủ tốt để phục vụ cho nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống, bao gồm cả chuyện đó. Mặc dù hầu hết những loài linh trưởng khác không sở hữu đồng hồ Rolex, nhưng chúng có thể nhận ra sự giàu có và khả năng nuôi dưỡng con cái thông qua những cách khác”, Chrissy Case, một nhà nghiên cứu về động vật học tại Đại học Beacon (Mỹ), cho biết. Mặc dù không thật sự rõ ràng, song khái niệm “mùa giao phối” dường như vẫn hiện hữu ở một bộ phận người nhất định. Ở vùng Tây Bắc của Kenya (một quốc gia thuộc Đông Phi), hơn 1/2 dân số của những người du mục Turkana được sinh ra trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6. Các chuyên gia lý giải có thể do điều kiện môi trường và nguồn thực phẩm dồi dào xuất hiện đúng lúc đã làm tăng tỷ lệ thụ thai ở những người này. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, “mùa giao phối” tiềm ẩn của con người cũng có thể phụ thuộc vào các yếu tố khác như môi trường và xã hội. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí sinh sản Rhythms, khi mặt trời chiếu sáng khoảng 12 tiếng mỗi ngày và nhiệt độ duy trì trong khoảng từ 10 đến 21 độ C, khả năng rụng trứng của nữ sẽ tăng lên và số lượng tinh trùng sản xuất ở nam giới cũng được cải thiện. Những phát hiện từng được công bố trên Tạp chí Sinh sản Con người (Journal of Human Reproduction) cho thấy ở những phụ nữ có trình độ cao nằm trong độ tuổi từ 25 - 34 ở Cộng hòa Séc, hầu hết họ đều sinh con vào mùa xuân. Trong khi đó, nhóm phụ nữ ở độ tuổi dưới 19 hoặc trên 35 tuổi, chưa kết hôn và có trình độ học vấn thấp, có nhiều khả năng sinh con vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV