Chuối chín đốm sinh ra thành phần làm hoại tử khối u, ngăn ngừa thiếu máu, trầm cảm, chữa ợ nóng, giữ huyết áp ổn định... Nhiều người vứt bỏ những quả chuối chín quá mức xuất hiện đốm đen. Theo các chuyên gia y tế, chuối đốm đen mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Bất kể chín ở mức độ nào, chuối vẫn cực kỳ tốt cho cơ thể. Giàu kali, mangan, chất xơ, đồng, vitamin C, vitamin B6 và biotin, chuối có thể giúp ngăn ngừa hen, ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, cũng như các vấn đề về tiêu hóa. Và tất cả những điều này cũng đúng đối với một quả chuối quá chín. Vì vậy, lần tới khi bạn thấy những đốm nâu trên quả chuối, chớ vội vứt nó đi!. Bất kể chín ở mức độ nào, chuối vẫn cực kỳ tốt cho cơ thể. Thông tin dinh dưỡng của chuối quá chín Mặc dù nó không có cùng lượng chất dinh dưỡng như chuối chín, nhưng chuối quá chín có lợi về mặt dinh dưỡng. Các carbohydrate phức trong quả chuối khi quá chín sẽ thay đổi từ tinh bột thành đường đơn. Hàm lượng calo vẫn giữ nguyên và các vitamin tan trong nước, như vitamin C, axit folic và thiamine, có xu hướng giảm. Lợi ích sức khỏe của chuối quá chín Được coi là thực phẩm hoàn hảo nhất thế giới, chuối chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng. Chuối quá chín cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để hoạt động tốt. Dưới đây là những lợi ích của chuối chín đốm, theo Boldsky. Tăng khả năng chống lại ung thư Các nghiên cứu chứng minh chuối đốm sản sinh ra nhân tố làm hoại tử khối u TNF (Tumor Necrosis Factor) có tác dụng chống lại tế bào ung thư. Chống chuột rút Chuối đốm đen chứa kali giúp giảm chứng chuột rút cơ bắp trong chu kỳ kinh. Chuối đốm đen mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Chữa lành vết thương Nhiều thực phẩm có thể làm cho tình trạng loét, vết thương trên cơ thể nặng hơn. Tuy nhiên, chuối đốm có kết cấu mềm, dễ dàng đi qua đường tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất cần thiết làm cho vết thương chóng lành hơn. Ngăn ngừa thiếu máu Chuối chứa sắt có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngăn ngừa trầm cảm Tryptophan là acid amin có nhiều trong chuối có tác dụng trong việc sản xuất serotonin. Vì vậy, ăn chuối có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm. Chữa ợ nóng Thay vì dựa vào thuốc kháng axit, ăn những quả chuối đốm có thể chữa lành chứng ợ nóng của bạn. Giữ huyết áp ổn định Cơ thể bạn cần đủ kali để duy trì ổn định huyết áp. Ăn chuối thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch. Tăng năng lượng Chuối cung cấp năng lượng cho cơ thể, rất tốt cho việc xây dựng cơ bắp và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngăn ngừa tổn thương tế bào Giàu chất chống oxy hóa, ăn một quả chuối quá chín sẽ trì hoãn sự hư hại tế bào do gốc tự do. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Giảm huyết áp Chuối quá chín chứa nhiều kali và ít natri. Ăn thường xuyên có thể giúp điều hòa lưu lượng máu thích hợp và loại bỏ các khối tắc nghẽn trong động mạch. Điều này giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim, vì hệ thống tuần hoàn hoạt động hiệu quả. Chuối chín rất giàu kali và ít natri, có thể có lợi cho việc kiểm soát mức cholesterol. Cải thiện sức khỏe tim mạch Như đã nói ở trên, chuối chín rất giàu kali và ít natri, có thể có lợi cho việc kiểm soát mức cholesterol. Hàm lượng chất xơ trong trái cây giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, và hàm lượng đồng và sắt giúp cải thiện cũng như duy trì số lượng tế bào máu và nồng độ hemoglobin. Giảm táo bón Giàu chất xơ, chuối quá chín là câu trả lời cuối cùng để giảm táo bón. Chúng điều chỉnh nhu động ruột, giúp chất thải dễ dàng di chuyển ra khỏi hệ thống. Ăn chuối quá chín cũng giúp cải thiện tiêu hóa. Hạn chế các triệu chứng tiền kinh nguyệt Vitamin B6 trong trái cây có lợi trong việc điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Các nghiên cứu khác nhau đã tiết lộ tác động của vitamin B6 trong việc giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Điều trị trầm cảm Hàm lượng tryptophan cao trong chuối quá chín sẽ chuyển thành serotonin khi ăn. Từ đó, serotonin giúp bạn cảm thấy thoải mái và xoa dịu hệ thần kinh, từ đó nâng cao tâm trạng và duy trì sự cân bằng tâm trạng lành mạnh. Tác dụng phụ của chuối quá chín Do hàm lượng đường cao, chuối quá chín không được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV