Hố khoan sâu nhất hành tinh

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 8, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 101)

    Lỗ khoan siêu sâu Kola có đường kính chỉ 23 cm nhưng sâu tới 12 km, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về lớp vỏ Trái Đất.

    [​IMG]

    Hố khoan Kola nằm bên dưới một nắp kim loại. Ảnh: Tech Times.

    Hố khoan siêu sâu Kola là kết quả từ dự án khoan khoa học của Liên Xô tại quận Pechengsky, trên bán đảo Kola. Mục đích của dự án là khoan sâu hết mức có thể vào vỏ Trái Đất và chạm tới lớp manti để nghiên cứu những quá trình diễn ra bên trong và cấu tạo hành tinh, đồng thời tìm hiểu về các mảng kiến tạo.

    Quá trình khoan bắt đầu vào ngày 24/5/1970 bằng cách sử dụng thiết bị khoan Uralmash-4E, sau đó là Uralmash-15000. Hố được khoan bằng cách phân nhánh từ một lỗ trung tâm. Các nhà nghiên cứu đạt tới độ sâu 12.262 m vào năm 1994 và đây được coi điểm nhân tạo sâu nhất trên trái đất. Đường kính của hố khoan là 23 cm.

    Tuy nhiên, dự án bị ngừng vào đầu thập niên 1990 sau khi Liên bang Xô Viết tan rã. Không chỉ lập kỷ lục thế giới, hố khoan siêu sâu Kola còn dẫn tới nhiều phát hiện. Trước khi khoan, các nhà khoa học cho rằng độ sâu của lớp đá granite - bazan là khoảng 7 km, nhưng hố khoan cho thấy dự đoán này không chính xác.

    Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về hoạt động sinh học ở lớp đất đá ước tính 2 tỷ năm tuổi. Họ phát hiện hóa thạch vi sinh trong một số hợp chất hữu cơ được bảo quản nguyên vẹn dưới áp suất khổng lồ và nhiệt độ cực cao. Nhiệt độ đo được ở đáy hố là 180 độ C, cao hơn dự đoán 100 độ C. Các nhà nghiên cứu nhận thấy mật độ đá giảm dần khi xuống sâu hơn 4,5 km.

    An Khang (Theo Tech Times)​


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hố khoan sâu nhất hành tinh

Share This Page