Các nhà khoa học tin rằng một siêu bão bụi đã biến người anh em xanh tươi bên cạnh trái đất thành một hành tinh chết. Dữ liệu của Tàu ExoMars Trace Gas Orbiter của Châu Âu –Nga (TGO) thu thập được từ sao Hỏa làm dấy lên nghi ngờ rằng, thứ đã giết chết robot thăm dò danh tiếng Mars Curiosity rover của NASA cũng từng xuất hiện trong quá khứ và làm khô cằn cả hành tinh. Mô phỏng siêu bão bụi trên sao Hỏa - (ảnh: NASA). Đó chính những cơn bão bụi của sao Hỏa. Năm ngoái, bão bụi đã bao phủ toàn cầu vào tháng 6/2018. Dữ liệu TGO phát hiện ra rằng việc che kín mặt trời chưa phải là thảm họa duy nhất siêu bão bụi đem lại cho hành tinh. Những phân tử nước hiếm hoi cũng bị các xoáy không khí đưa lên cao khoảng 20-80km so với mặt đất. Nơi đó, không khí rất loãng và bức xạ mặt trời phá vỡ phân tử nước thành các nguyên tử hydro và oxy đơn độc, sau đó làm chúng biến mất vào không gian. Geronimo Villanueva, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Bay không gian Goddard của NASA, cho biết nước càng bị mang lên cao, nó càng dễ bị thổi bay hoàn toàn vào không gian sâu thẳm. Trước đó, nhiều bằng chứng khoa học, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sao Hỏa từng sở hữu những đại dương rộng lớn. Những đại dương này có thể rất sâu và bao phủ đến 20% bề mặt hành tinh cổ đại. Thảm họa xảy ra khi sao Hỏa mất từ trường toàn cầu vào 4 tỉ năm trước. Hàng rào bảo vệ biến mất, các hạt năng lượng mặt trời có cơ hội xâm nhập và trở thành "đồng phạm" với các quái vật siêu bão bụi theo cách đã nêu trên. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV