Phát hiện xương hàm người 160.000 năm tuổi ở Tây Tạng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 2, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 98)

    Mảnh xương hóa thạch được tìm thấy trong một hang động núi cao thuộc về người Denisova, họ hàng gần với người hiện đại.

    [​IMG]

    Xương hàm người Denisova được tái cấu trúc từ mảnh xương ở Tây Tạng. Ảnh: Arab News.

    Các nhà khoa học quốc tế hôm 1/5 công bố phát hiện một mảnh xương hàm hóa thạch có niên đại cách đây khoảng 160.000 năm bên trong hang động Baishiya Karst (cao 3.280 m) trên cao nguyên Tây Tạng. Khám phá làm thay đổi hiểu biết về cách con người thích nghi sớm với cuộc sống núi cao.

    Mảnh xương được xác định thuộc về người Denisova, họ hàng gần với người hiện đại đã tuyệt chủng. Để đi tới kết luận này, nhóm nghiên cứu đã phục hồi các đoạn protein từ mẫu hóa thạch ở Tây Tạng và so sánh với các mảnh xương hàm của người Denisova từng được khai quật trong các hang động ở Siberia.

    Phát hiện mới cho thấy những người Denisova đầu tiên đã thích nghi với cuộc sống núi cao sớm hơn hàng chục nghìn năm so với những gì các nhà khoa học nghĩ trước đây. Đây cũng là lần đầu hóa thạch của họ được tìm thấy bên ngoài Siberia. Bence Viola, một thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Toronto, tin rằng người Denisova từng sinh sống rộng khắp lãnh thổ châu Á. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Nature.

    Đoàn Dương (Theo AFP/Arab News)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phát hiện xương hàm người 160.000 năm tuổi ở Tây Tạng

Share This Page