Phát hiện mới đáng chú ý này đi ngược lại với số liệu thống kê chính thức về “Khu vực phải tránh xa”, nơi nhiều loài sinh vật chịu tác động phóng xạ bất lợi trong thời gian xảy ra tai nạn, do vậy dẫn đến sự dị thường không tương thích với sự sống. Thảm họa hạt nhân Chernobyl. Ảnh: TN. Trang tin Sputniknews cho biết thảm họa Chernobyl tàn khốc, xảy ra vào ngày 26-4 năm 1986 do vụ nổ tại lò phản ứng hạt nhân Số bốn của nhà máy điện gần sông Pripyat ở nước Ukraine thuộc liên bang Xô Viết, lại có lợi đối với môi trường, theo một báo cáo gây sốc của Liên Hợp Quốc tại Diễn đàn Chernobyl. Bài báo cáo có tiêu đề “Di sản của Chernobyl: Các tác động về sức khỏe, môi trường và kinh tế xã hội”. Các tác động tích cực gây tranh cãi được cho là có liên quan đến việc phục hồi vùng sinh vật bị ảnh hưởng trong “Khu vực phải tránh xa” nhờ “việc loại bỏ các hoạt động của con người” ở đó, như sự chấm dứt các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp. Báo cáo cũng chỉ ra mối liên kết giữa việc chấm dứt các hoạt động công nghiệp với sự mở rộng dân số của toàn bộ các loài thực vật và động vật. Khu vực này đã trở thành nơi trú ngụ cho một sự đa dạng sinh học chưa từng có trước đây, mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng của vụ tai nạn, theo một ước tính gần đây, đã dẫn đến khả năng có thêm 39.000 ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Linh miêu đi lang thang gần Chernobyl, nơi mà hơn 30 năm sau khi lò phản ứng hạt nhân bốc cháy và phun ra một đám mây phóng xạ gây chết người, một số loài động vật có vú đã phát triển mạnh do không bị ảnh hưởng bởi con người trong khu vực. Ảnh: AP. Những loài thực vật và động vật trong phạm vi 20-30 km từ lò phản ứng, đã phải chịu một liều phóng xạ cao, dẫn đến tử vong và phát triển dị thường. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, các tác động bất lợi đã giảm đi, cùng với nhiều loài sinh vật trở nên phát triển hơn trong những điều kiện mới. Ngựa hoang cũng là loài phát triển tốt ở khu vực này. Ảnh: AP. Cuối cùng, thảm họa cũng khiến nhiều người thay đổi thái độ đối với vấn đề năng lượng hạt nhân và an toàn hạt nhân. Ví dụ, Ý khởi động một dự án nhằm loại bỏ năng lượng hạt nhân ở nước này ngay thời điểm đó, mặc dù dự án đã bị bỏ bê vào năm 2008, trong khi cuộc trưng cầu dân ý năm 2011 cho thấy người dân mong muốn chính phủ tiếp tục những nỗ lực này. Song song đó, vụ nổ đã thúc đẩy Đức thành lập Bộ Môi trường liên bang, cùng với sự bùng nổ của phong trào chống hạt nhân. Cuối cùng việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã chấm dứt dưới thời Gerhard Schroder. Ngày 26-4 vừa qua đánh dấu 33 năm kể từ ngày thảm họa Chernobyl xảy ra ở miền bắc Ukraine, ngay lúc đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, khi thế giới kinh hoàng trước viễn cảnh tận thế hạt nhân. Người dân trong khu vực cách ly trở thành nạn nhân của ngộ độc phóng xạ, số người chết dao động từ 4.000 đến 200.000, với hơn 100.000 người được sơ tán. Vụ tai nạn xảy ra trong một cuộc kiểm tra an toàn vào đêm khuya, trông có vẻ như một sự cố mất điện thông thường, nhưng cả hai hệ thống kiểm soát an toàn và kiểm soát điện khẩn cấp đều bị tắt một cách có chủ đích. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV