Rượu bia ảnh hưởng tới người lái xe như thế nào?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 25, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 135)

    Người điều khiển xe bị giảm tập trung, phản xạ chậm, buồn ngủ và dễ gây tai nạn giao thông nhất khi có nồng độ cồn 60-100 mg/100 ml máu.


    Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, khi lái xe, con người cần có chức năng não ổn định để kiểm soát mắt, tay và chân để nhận thức, ứng phó nhanh nhạy và đưa ra quyết định chính xác.

    Uống rượu làm chậm phản ứng của não, ảnh hưởng tiêu cực đến kỹ năng lái xe quan trọng. Do đó, người uống rượu điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn giao thông.

    "Khi ôtô đang chạy với tốc độ 50 km/h, chỉ cần bạn rời chân ga để đạp chân thắng chậm một giây thì xe đã lao về phía trước 13,8 m", bác sĩ Hiển nhấn mạnh.

    [​IMG]

    Người lái xe ô tô tuyệt đối không được uống rượu bia. Ảnh: Shutterstock

    Những cấp ảnh hưởng của rượu lên não bộ người:

    Nồng độ cồn 10-50 mg/100 ml máu, tương đương 0,05-0,25 mg/l khí thở (khoảng 30 ml rượu mạnh hoặc 0,5 lít bia): phấn khích, tăng hoạt động, suy giảm nhẹ khả năng phán xét.

    60-100 mg/100 ml máu, tương đương 0,3-0,5 mg/1 khí thở (khoảng 60 ml rượu mạnh hoặc một lít bia): xuất hiện cảm giác buồn ngủ, phản xạ chậm, giảm sự tập trung, khả năng phán xét và đưa ra quyết định hợp lý. Ở nồng độ này người điều khiển xe bắt đầu có nguy cơ gây tai nạn. Hầu hết các quốc gia đều cấm lái xe ở nồng độ này.

    100-150 mg/100 ml máu, tương đương 0,5- 0,75 mg/l khí thở (khoảng 90 ml rượu mạnh hoặc 1,5 lít bia): nhức đầu, choáng váng, phản ứng trước các tình huống chậm, không làm chủ được động tác. Chức năng thị giác suy giảm như nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

    160-290 mg/100 ml máu, tương đương 0,8-1,45 mg/l khí thở (khoảng 180 ml rượu mạnh hoặc 2,5 lít bia): suy giảm cảm giác nghiêm trọng bao gồm giảm nhận thức về các kích thích bên ngoài, đi đứng loạng choạng hoặc té ngã.

    400 mg/100 ml máu, tương đương 2 mg/l khí thở (khoảng 240 ml rượu mạnh hoặc 3,5 lít bia): hôn mê, suy hô hấp, có thể ngưng thở và tử vong.

    Bác sĩ Hiển cho biết lượng rượu và bia ước tính trên có tính chất tham khảo. Nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào 4 yếu tố: cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và nồng độ cồn trong đồ uống. Ngoài ra, còn dựa vào tình trạng chức năng gan, thận và thời gian từ lúc uống đến lúc kiểm tra. Người suy giảm chức năng gan, thận thì nồng độ sẽ cao và thời gian dài hơn.

    Ví dụ, một người nặng 60 kg, uống 65 ml rượu mạnh (40%) tương đương 21 g cồn (bằng một ly rượu trung bình), nồng độ cồn có thể đạt 50 mg/100 ml máu sau 30 phút.

    Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch nước uống, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một ly rượu mạnh 30 ml (40%).

    Theo đó, chỉ cần uống một ly rượu mạnh hoặc 0,5 lít bia, lượng cồn trong máu có thể vượt quá mức tối thiểu 50mg/100ml máu.

    Nghị định 46/2016 nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ôtô. Người lái xe gắn máy sẽ bị phạt khi nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg/lít khí thở.

    Việc sử dụng nồng độ cồn ở nam và nữ khác nhau, thường nam giới cao hơn. Để nồng độ cồn dưới giới hạn vi phạm khi lái xe gắn máy (dưới 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở) nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn trong giờ đầu tiên và hơn một đơn vị trong mỗi giờ sau đó. Với nữ giới, không nên uống quá một đơn vị trong giờ đầu tiên và mỗi giờ sau đó.

    Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam quan ngại về tình trạng sử dụng bia rượu của người Việt. Thống kê của tổ chức này cho thấy 48% người uống rượu bia trưởng thành là nam giới và tham gia lái xe.

    Cẩm Anh


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Rượu bia ảnh hưởng tới người lái xe như thế nào?

Share This Page