Hơn 3,5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 24, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 131)

    Khoảng 6% dân số Việt Nam bị đái tháo đường, gần 29.000 người tử vong hàng năm do các biến chứng liên quan.


    Số liệu trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn công bố trong lễ ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn điều trị bệnh đái tháo đường (iSTEP-D PLUS) và Chương trình giáo dục bệnh nhân đái tháo đường (iCARE), ngày 23/4.

    Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường, tuổi từ 20 đến 79. Dự báo năm 2045 con số này là 629 triệu, tăng 48%.

    Tại Việt Nam, có 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường, mỗi ngày ít nhất 80 người tử vong vì các biến chứng liên quan. Trong đó, 63% người bệnh nhưng chưa được chẩn đoán và 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh tuýp 2 song chưa đạt mục tiêu điều trị.

    "Đái tháo đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, sau tim mạch và ung thư", Thứ trưởng Sơn nói.

    [​IMG]

    Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng ở bàn chân. Ảnh: T.Q.

    Độ tuổi của người bệnh ngày càng trẻ, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Trước đây, bệnh xảy ra ở người 40 tuổi trở lên, hiện nay nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi, thậm chí tuổi vị thành niên. Gần 70% không biết mình bị bệnh. 85% người chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân...

    Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngày càng nhiều người bệnh là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.

    Năm 2017, Việt Nam đã tiêu tốn khoảng 765,6 triệu USD cho điều trị bệnh đái tháo đường.

    Giáo sư Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý mạn tính và diễn tiến suốt cuộc đời. Bệnh nhân cần được điều trị thích hợp ở từng giai đoạn bệnh, theo tiến triển tự nhiên của bệnh nhằm giảm biến chứng, nâng cao chất lượng sống.

    Theo ông Quang, với những chuyển biến phức tạp của bệnh mạn tính này, việc cập nhật kiến thức, phương thức điều trị để tối ưu hóa phác đồ điều trị cho các chuyên gia y tế tại Việt Nam là điều cấp thiết. Chương trình đào tạo nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị của các chuyên gia y tế trong việc chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam - iSTEP năm 2019-2020, sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn.

    Trong giai đoạn một, 10 chuyên gia nội tiết từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cùng các bệnh viện lớn tại Việt nam sẽ được tập huấn tại trung tâm đái tháo đường Bệnh viện Park Nicollet, Mỹ.

    Giai đoạn 2, các khóa tập huấn nâng cao về tối ưu hóa kiểm soát bệnh và điều trị bằng insulin được tổ chức tại 5 trung tâm, đào tạo cho 200 bác sĩ nội tiết từ các bệnh viện tuyến cơ sở.

    Giai đoạn 3, hơn 2.000 bác sĩ đa khoa tham gia chương trình đào tạo trực tuyến về quản lý và điều trị đái tháo đường. Các khóa huấn luyện thực tế cũng được tổ chức tại bệnh viện tỉnh với sự hỗ trợ của 5 trung tâm, đào tạo cho 1.000 bác sĩ đa khoa.

    Lê Nga


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Hơn 3,5 triệu người Việt đang sống chung với bệnh tiểu đường

Share This Page