Advertisement 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM) Thứ hai, 22/4/2019, 11:37 (GMT+7) Mít, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng... là loại quả tính nóng, nhiều đường, ăn nhiều có thể làm tăng thân nhiệt, gây mất nước. Mít Tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan, chủ biên Cẩm nang gia đình, cho biết mít là loại trái cây có hàm lượng đường cao, không thích hợp cho những người cơ địa bị mụn nhọt, rôm sảy. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, hàm lượng đường cao trong quả chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây mụn nhọt. Những người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường càng không nên ăn. Người bình thường ăn mít cần bổ sung nước và rau xanh để bù lại. Nhãn Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết nhãn vị ngọt tính ấm nên ăn quá nhiều có thể cơ thể cảm thấy khó chịu, dễ nổi mụn và mẩn ngứa. Do vậy, những người nóng trong cơ thể nên hạn chế loại quả này. Đặc biệt, ăn nhiều nhãn một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân tiểu đường. Vải Vải thiều có hàm lượng đường cao, có thể gây nóng trong người, nhiệt miệng, dị ứng, đau họng nếu ăn quá nhiều. Để hạn chế nóng trong cơ thể khi ăn vải, nên uống một chút nước muối hoặc trà thảo dược trước khi ăn, sẽ giải nhiệt. Không nên ăn quá 10 quả trong một lần ăn. Ăn vải khi đói sẽ khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa, dễ dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Xoài Theo Đông y, xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói, mà có tính bình. Tuy nhiên, xoài chín ngọt có hàm lượng đường cao, ăn sẽ làm lượng đường huyết tăng, thúc đẩy vi khuẩn trên da phát triển nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt, nhất là với người bị tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy… Đào Đào có vị đắng, ngọt, tính bình, tác dụng phá huyết, khử tích trệ, trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết. Do vậy, bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu, ăn nhiều đào có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết. Đào cũng chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị. Bệnh nhân mới ốm dậy, yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng. Sầu riêng Sầu riêng giàu đường tự nhiên và chất béo nên ăn hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng, nổi mụn và nhiệt miệng. Nên uống kèm nước lọc trong và sau khi ăn sầu riêng để cơ thể cân bằng lại. Quả mận Carotene trong mận khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt. Mận còn giàu chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Thế nhưng ăn nhiều mận sẽ làm bí tiểu, da sạm và nóng trong người, từ đó gây ra mụn và rôm sảy. Chôm chôm Giống như sầu riêng, chôm chôm được liệt vào danh sách những loại trái cây có tính nóng. Ăn quá nhiều chôm chôm không có lợi cho hệ tiêu hóa, làm khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến nội tạng. Advertisement Advertisement Advertisement Xem kết quả Xem kết quả Không có cảm giác thèm ăn, vàng da và mắt, sụt cân, trướng bụng, nước tiểu màu sậm, thường xuyên cảm giác ngứa... báo hiệu gan đang bị tổn thương. Có 70 nhóm nguyên nhân gây đau đầu, trong đó nguyên nhân thường gặp là do stress, u não chèn ép, nhiễm trùng não, chấn thương... Khoảng 3% số người được tiêm hai mũi vắcxin sởi vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với virus. Advertisement Advertisement Advertisement Chia sẻ bài viết qua email Loại trái cây làm nổi mụn, nóng người nếu ăn vào ngày nắng > Advertisement Tải ứng dụng Đường dây nóng Liên hệ tòa soạn 083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM) × Phiên bản: © Copyright 1997 - VnExpress.net, All rights reserved. ® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này. Hotline: Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress