Sát thủ săn mồi cổ đại lớn hơn gấu Bắc Cực

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 19, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 122)

    Hóa thạch 22 triệu năm ở viện bảo tàng hé lộ sự tồn tại của loài động vật ăn thịt có vú lớn nhất từng sống trên đất liền.

    [​IMG]

    Hình ảnh phục dựng của Simbakubwa kutokaafrika. Ảnh: Fox News.

    Một loài động vật ăn thịt lớn hơn sư tử hoặc gấu Bắc Cực ngày nay lang thang ở vùng cận sa mạc Sahara, châu Phi, cách đây 22 triệu năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện loài vật khổng lồ này nhờ hóa thạch lưu giữ hàng chục năm trong ngăn kéo tủ của viện bảo tàng. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 17/4 trên tạp chí Cổ sinh vật học Động vật có xương sống.

    Một phần xương hàm, hộp sọ và xương sườn, bao gồm bộ răng đồ sộ, nằm trong ngăn kéo tủ tại Bảo tàng Quốc gia Kenya. Một nhóm nhà cổ sinh vật học khai quật số hóa thạch này ở Kenya hàng chục năm trước, nhưng lúc đó họ đang mải tìm kiếm linh trưởng tiền sử nên hóa thạch được bỏ sang một bên.

    Nhóm nghiên cứu do Matthew Borths, quản lý ban Linh trưởng hóa thạch ở Đại học Duke, đặt tên cho loài ăn thịt mới phát hiện là Simbakubwa kutokaafrika, có nghĩa là "sư tử lớn đến từ châu Phi" theo tiếng Swahili. Nhưng loài vật không phải họ hàng gần của sư tử, những loài mèo lớn khác hay động vật ăn thịt có vú sinh sống trên Trái Đất ngày nay. Simbakubwa là thành viên xuất hiện sớm nhất trong họ Hyaenodon, một nhóm động vật ăn thịt có vú đã tuyệt chủng sinh sống ở châu Phi.

    Hộp sọ của S. kutokaafrika lớn ngang hộp sọ tê giác. Xét theo kích thước và độ sắc nhọn của hàm răng, nó nằm ở đầu chuỗi thức ăn. Nhóm nghiên cứu ước tính S. kutokaafrika nặng 1,6 tấn và có thể săn động vật ăn cỏ lớn giống voi và hà mã ngày nay.

    Răng nanh và răng hàm lớp giúp S. kutokaafrika dễ dàng xé thịt và nghiền vỡ xương, nhưng răng của mẫu vật không có dấu hiệu mài mòn, chứng tỏ đây là cá thể ít tuổi. Dù còn nhỏ, bộ hàm của nó vẫn lớn hơn nhiều so với sư tử đực trưởng thành hiện đại.

    Sau khi khủng long tuyệt chủng, S. kutokaafrika trải qua thời kỳ hoàng kim kéo dài 45 triệu năm. Nhưng các mảng kiến tạo dịch chuyển, kéo theo sự xuất hiện của các loài có họ hàng với chó, mèo, linh cẩu. S. kutokaafrika vượt qua một cây cầu lục địa, tiến vào lục địa Á - Âu và sinh sôi phát triển thêm hàng triệu năm trước khi tuyệt chủng khoảng 15 - 18 triệu năm trước.

    An Khang (Theo CNN)​


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sát thủ săn mồi cổ đại lớn hơn gấu Bắc Cực

Share This Page