Cha đẻ ngành phụ khoa hiện đại tiến hành thí nghiệm trên nô lệ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 8, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 135)

    Dù góp công lớn cho y học, J. Marion Sims ở thế kỷ 19 đến nay vẫn bị chỉ trích vì thí nghiệm trên phụ nữ nô lệ da màu.


    Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ J. Marion Sims (1813-1883) được coi như cha đẻ ngành phụ khoa hiện đại. Ông có công sáng tạo kỹ thuật điều trị rò bàng quang âm đạo, phát minh chiếc banh mỏ vịt và tư thế Sims để kiểm tra âm đạo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Sims đạt được những thành tựu này nhờ thí nghiệm trên nô lệ.

    Từ năm 1845 đến 1849, Sims đã phẫu thuật không gây mê trên 12 phụ nữ nô lệ da màu. Trong số này, ông chỉ tiết lộ danh tính ba người là Lucy, Anarcha, Betsey. Anarcha dường như bị thí nghiệm nhiều nhất với 30 lần mổ.

    [​IMG]

    Chân dung bác sĩ J. Marion Sims. Ảnh: Wikipedia.

    Nhà sử học G.J. Barker-Benfield là người đầu tiên chỉ trích việc thí nghiệm lên nô lệ của Sims. Trong cuốn sách The Horrors of the Half-Known xuất bản năm 1976, Barker-Benfield nhận xét Sims "tích cực và mạo hiểm phẫu thuật cơ quan sinh dục của phụ nữ" nhằm mục đích tư lợi. Chính Sims từng thừa nhận ông đến với phụ khoa vì nghĩ rằng mình sẽ nổi tiếng và giàu có.

    Đáp lại chỉ trích của Barker-Benfield, tại cuộc họp năm 1978 của Hiệp hội Phụ khoa Mỹ, nhiều bác sĩ đứng lên bảo vệ Sims. Bác sĩ Irwin Kaiser khẳng định Sims, bằng các thí nghiệm của mình, đã giúp đỡ phụ nữ nô lệ. Lucy, Anarcha, Betsey đều được chữa khỏi chứng rò bàng quang âm đạo, một biến chứng dễ xảy ra khi thời gian chuyển dạ quá dài. Chứng rò bàng quang âm đạo khiến bệnh nhân xấu hổ vì không thể kiểm soát tiểu tiện.

    "Những phụ nữ ấy bị xã hội ruồng bỏ. Về lâu dài, họ có lý do để mang ơn Sims", bác sĩ Kaiser nói. Ông đồng thời ca ngợi Sims là "sản phẩm của thời đại". Tuy nhiên lời bào chữa của các bác sĩ không đủ để dập tắt những lời chỉ trích Sims.

    Những năm gần đây, một trong những người tích cực bảo vệ di sản của Sims là Lewis Wall, bác sĩ phẫu thuật kiêm nhà nhân chủng học từ Đại học Washington. Wall đã tới châu Phi để thực hiện ca phẫu thuật rò bàng quang âm đạo do Sims tiên phong và tận mắt chứng kiến sự khác biệt mà phương pháp này tạo ra đối với cuộc sống của người phụ nữ.

    "Những người chê trách Simsi đã hạ thấp nỗi đau của bệnh nhân rò bàng quang âm đạo", ông Wall viết trong một bài báo năm 2006. "Các bằng chứng cho thấy các bệnh nhân ban đầu của Sims tự nguyện phẫu thuật để chữa bệnh. Thời điểm đó, không có liệu pháp nào khả thi cho chứng rò bàng quang âm đạo."

    Ông Wall cũng phản biện về việc Sims không sử dụng thuốc gây mê với bệnh nhân da màu. Năm 1845, gây mê chưa phổ biến và đôi khi các bác sĩ cố tình không dùng thuốc mê để bệnh nhân tỉnh táo hơn.

    Deirdre Cooper Owens, nhà sử học tại trường Cao đẳng Queens lập luận sự nghiệp của Sims phát triển nhanh là nhờ tiếp cận với nô lệ. Tuy nhiên, thay vì lên án Sims, bà Owens chỉ đề nghị chuyển sự tập trung, ca ngợi từ bác sĩ sang bệnh nhân bởi bệnh nhân, đối tượng sẵn sàng chấp nhận thí nghiệm, chính là những anh hùng bị lãng quên. Thiếu họ, y học sẽ mãi giậm chân tại chỗ.

    Ngày nay, dù vẫn được công nhận góp công lớn cho y học, danh tiếng của Sims bị sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2006, Đại học Alabama loại bỏ bức tranh mô tả Sims là một trong những "người khổng lồ" ngành y. Tháng 4/2018, thành phố New York di dời bức tượng J. Marion Sims khỏi Công viên Trung Tâm và chuyển tới nghĩa trang Green-Wood, nơi chôn cất bác sĩ. Tại đó, bệ bức tượng bị hạ thấp và dán lên tấm bảng chú thích, trong đó đề cập tới Lucy, Anarcha, Betsey cùng những phụ nữ nô lệ mà Sims đã thí nghiệm.

    Lan Phương (Theo Atlantic)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Cha đẻ ngành phụ khoa hiện đại tiến hành thí nghiệm trên nô lệ

Share This Page