Ăn uống một cách điều độ, hợp lý, tốt cho sức khỏe - đây là điều các chuyên gia ẩm thực luôn muốn hướng tất cả chúng ta đến. Nhưng quả thực, việc chống lại một trong "tứ khoái" của con người không hề đơn giản. Có một thực tế là hầu hết những món ăn "khoái khẩu" của con người đều được đánh giá là không lành mạnh. Ví dụ dễ thấy nhất chính là đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn - chúng rất ngon, nhưng có chứa chất béo bão hòa, dễ gây hệ lụy cho sức khỏe khi ăn nhiều. Nêu vậy để thấy rằng ăn uống sao cho lành mạnh đã khó, việc phải gồng mình ép uổng bản thân vào một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt còn khó hơn. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây từ ĐH Nam Florida, câu chuyện ăn kiêng thực chất có cách giải quyết hết sức dễ dàng. Nếu ngửi khoai tây chiên từ hai phút trở lên, cơn thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể. Khi muốn ăn kiêng, hãy chăm "ngửi" đồ ăn ngon Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng đó là kết luận của các chuyên gia từ ĐH Nam Florida. Đúng là khi ăn kiêng, việc phải ngửi mùi thức ăn sẽ khiến bạn thèm ăn hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu bạn ngửi những thực phẩm có hàm lượng calorie cao (chẳng hạn như khoai tây chiên) từ hai phút trở lên, cơn thèm ăn sẽ giảm xuống đáng kể. "Mùi hương được coi là một liệu pháp tuyệt vời để cưỡng lại sự thèm ăn," - Diyapan Biswas, giáo sư marketing từ ĐH Nam Florida cho biết. "Thực chất, việc kích thích cảm giác qua mùi hương có thể tác động đến việc bạn có ăn món đó hay không, hơn là so với việc áp dụng ăn kiêng hà khắc". Cụ thể, Biswas và đội ngũ nghiên cứu đã thực hiện một loạt thí nghiệm để so sánh giữa nhóm thực phẩm không tốt (như pizza) và nhóm thực phẩm lành mạnh (như táo, dâu...). Họ cho các tình nguyện viên ngửi thử một loạt món ăn trong một khoảng thời gian nhất định, để xem họ chọn loại thực phẩm nào. Kết quả cho thấy, khi ngửi mùi thơm của bánh quy (hay pizza) trong vòng 30 giây, tình nguyện viên sẽ chọn ngay món ăn hấp dẫn này thay vì các món ăn lành mạnh. Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian ngửi chúng từ hai phút trở lên, họ lại thay đổi suy nghĩ và chọn các món tốt cho sức khỏe hơn, như táo hay dâu. "Nếu cơ chế khen thưởng và vùng phụ trách cảm giác ham muốn của não bộ đáp ứng đủ với mùi hương của thực phẩm không tốt thay vì ăn chúng, điều này có thể giúp con người giải quyết được các vấn đề liên quan đến chế độ ăn". Một thử nghiệm khác cũng đã được thực hiện trong một trường trung học. Bánh pizza hoặc táo được thêm vào thực đơn giờ ăn trưa ở các ngày khác nhau, để xem phản ứng về lựa chọn của học sinh diễn ra như thế nào. Kích thích cảm giác qua mùi hương có thể tác động đến việc bạn có ăn món đó hay không. Vào ngày đầu tiên với món pizza thơm phức, có 21% sinh viên chọn nhóm các món ăn tương tự, vốn không tốt cho sức khỏe này. Ở ngày tiếp theo, căng tin ngập tràn mùi táo thì bất ngờ có đến 37% chọn nhóm thực phẩm không tốt, tăng đáng kể so với ngày đầu. Và đến ngày cuối, tuy không có cả 2 món ăn như trên trong thực đơn, khoảng 36,5% học sinh vẫn chọn các nhóm thực phẩm không lành mạnh. Qua hai kết quả trên, nhóm nghiên cứu hi vọng rằng mùi hương của thực phẩm sẽ là chìa khóa cho các phương án giảm cân trong tương lại – đặc biệt với nhóm trẻ em béo phì đang tăng cao như hiện nay. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Marketing Research. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV