Nhiều nhà khoa học tin rằng một số hình ảnh chụp lại bề mặt sao Hỏa là bằng chứng cho thấy tồn tại sự sống trên hành tinh Đỏ. Trong một nghiên cứu gây tranh cãi mới đây, những nhà săn tìm sự sống ngoài hành tinh khẳng định 15 hình ảnh mà xe tự hành Curiosity của NASA chụp được trên sao Hỏa là minh chứng cho thấy tảo, địa y và nấm đang phát triển trên hành tinh này. Theo nghiên cứu, các sinh vật trên đã mọc lên từ bề mặt cằn cỗi của sao Hỏa chỉ trong 3 ngày. Hình ảnh được cho là nấm phát triển trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA) NASA cho tới nay vẫn chưa lên tiếng về nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học sinh học và Khoa học vũ trụ này. Nếu được xác nhận, nó sẽ mang tới một cuộc cách mạng về hiểu biết của con người đối với sao Hỏa cũng như sự sống bên ngoài Trái Đất. Nhiều nhà khoa học tin rằng sao Hỏa là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời ngoài Trái Đất tồn tại sự sống. Cộng đồng khoa học đồng thuận với nhận định này nhưng tin rằng sự sống chỉ tồn tại dưới bề mặt của Hành tinh Đỏ. Các nhà khoa học tin rằng các sinh vật đã mọc lên khỏi bề mặt cằn cỗi của sao Hỏa chỉ trong 3 ngày. (Ảnh: NASA). Vì vậy, ngay khi nghiên cứu về sự sống trên bề mặt sao Hỏa được công bố, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc để tìm hiểu vấn đề. Một số khẳng định các mẫu vật có thể chỉ là hematit, một dạng oxit sắt. Họ thậm chí còn nhấn mạnh đây không thể được coi là bằng chứng cho sự sống trên hành tinh Đỏ và thực tế là cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho giả thiết này. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV