Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 25, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 115)

    Ở New Zealand có một giống vẹt to xác nhất trong tất cả loài vẹt trên thế giới và cũng 'kỳ cục' nhất khi không biết bay.

    Đó là vẹt kakapo, chúng được nhà điểu học người Anh George Robert Gray mô tả lần đầu tiên vào năm 1845. Con trống trưởng thành có thể dài 64cm và nặng 4kg, con mái chỉ bằng một nửa con trống.

    Trong quá trình tiến hóa của vẹt kakapo ở New Zealand, do nơi đây hoàn toàn không có loại thú săn mồi trên mặt đất nên kakapo mất đi khả năng bay để lánh nạn.

    [​IMG]

    Khi người Polynesia và người châu Âu đến định cư ở New Zealand, họ du nhập theo những động vật ăn thịt như mèo, chuột, chồn sương và chồn ecmin, và hậu quả là những loài thú ăn thịt này đã săn bắt vô số vẹt kakapo.

    Loài vẹt này vốn chỉ có phản ứng tự vệ là đứng yên để tránh bị các loài chim săn mồi ở New Zealand phát hiện. Nhưng chiến thuật phòng thủ thụ động này không thể đối phó hữu hiệu với các loài thú ăn thịt hữu nhũ du nhập từ phương xa.

    Một yếu tố khác góp phần làm sụt giảm số lượng vẹt kakapo là chúng có nhịp độ sinh sản rất chậm, cứ mỗi 5 năm vẹt kakapo mái mới chịu giao phối và đẻ trứng, mỗi lần đẻ chỉ từ 1-4 quả trứng. Đến năm 2016 chỉ còn có 125 cá thể vẹt kakapo đang sống ngoài thiên nhiên, vì vậy vẹt kakapo được xếp vào hạng có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

    Trong các thập niên vừa qua, chính phủ New Zealand đã tích cực triển khai chương trình bảo vệ và phục hồi loài vẹt kakapo, đến nay đã mang lại một số kết quả lạc quan. Tính đến tháng 2-2019, số cá thể vẹt kakapo đã tăng lên được 147 con.

    Bởi những đặc trưng kỳ lạ chẳng giống bất kỳ loài lông vũ nào trên thế giới, các nhà khoa học đã gọi chúng là "những kẻ lạc loài trong thế giới tự nhiên".


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Ngộ nghĩnh loài chim không biết bay, kiếm ăn bằng leo trèo

Share This Page