Energy Observer - "Phòng thí nghiệm" năng lượng nổi trôi khắp thế giới

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 24, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 142)

    Không sử dụng bất kỳ một nguồn nhiên liệu hóa thạch nào, Energy Observer sẽ là thử nghiệm thực tế nhất nhằm minh chứng tính hiệu quả của năng lượng sạch.

    Sau chuyến hải hành đầu tiên vào tháng 6.2017, nhằm thử nghiệm nguồn năng lượng tái tạo sử dụng cho các phương tiện vận chuyển, con tàu thí nghiệm Energy Observer đã quay trở lại Amsterdam để được chỉnh trang bắt đầu cho một cuộc hành trình mới. Nguyên thủy, Energy Observer là một chiếc du thuyền đua dài 30,5m, thân rộng 12,8m, được đóng tại Canada năm 1983.

    [​IMG]
    Chiếc Energy Observer đang trong hành trình thử nghiệm tìm nguồn năng lượng tái tạo và sạch ứng dụng cho các phương tiện trên biển.

    Không sử dụng bất kỳ một nguồn nhiên liệu hóa thạch nào, Energy Observer sẽ là thử nghiệm thực tế nhất nhằm minh chứng tính hiệu quả của năng lượng sạch, bao gồm năng lượng mặt trời, gió và hydro được chiết xuất từ nước biển. Công nghệ được trang bị trên con tàu thực chất đã được áp dụng trên đất liền từ lâu nhưng đây là lần đầu tiên chúng được mang lên một phương tiện vận hành ngoài biển.

    Trong chuyến đi đầu tiên này, Energy Observer đã rong ruổi hết 10.000 hải lý (khoảng 18.500km) trên tuyến đường từ Pháp qua Địa Trung Hải. Do được trang bị bằng các tấm quang điện nên trong suốt cuộc hành trình, con tàu sử dụng chủ yếu là năng lượng mặt trời, cùng với một ít hydro được sản xuất bằng điện phân từ nước biển. Nguồn năng lượng gió cũng được đưa vào thử nghiệm nhưng do hai bộ cánh quạt gió theo trục thẳng đứng không hoạt động như mong đợi, vì vậy theo trưởng đoàn thí nghiệm Jérôme Delafosse, phần năng lượng gió này vẫn chưa có được kết luận.

    [​IMG]
    Con tàu sử dụng chủ yếu là năng lượng mặt trời.

    Chuẩn bị cho chuyến hải hành thí nghiệm lần thứ hai này, Energy Observer được bổ sung tổng số diện tích tấm quang điện lên tới 168m2 cùng với một cặp cánh mới có sải cánh dài 12m được đặt tên là “Oceanwings”, tức “Đôi cánh đại dương”.

    Đôi cánh này được thiết kế do công ty kiến trúc VPLP của hải quân, lấy cảm hứng từ các cánh buồm của những chiếc thuyền đua trong giải America’s Cup của Mỹ. Chỉ có điều đây là đôi cánh cứng giống như cánh máy bay trực thăng nhưng dễ sử dụng hơn cả một con diều, lại hoàn toàn tự động, có khả năng xoay 360° giúp cho phép tăng tốc độ của tàu và giảm bớt lực hoạt động của các động cơ, cho phép sản xuất hydro ngay trên mặt biển.

    Cũng theo trưởng đoàn thí nghiệm Jérôme Delafosse, Energy Observer sẽ sử dụng hydro để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy thông qua quá trình khử mặn nước biển (loại bỏ muối và ion), sau đó tách oxy và hydro nhờ điện phân. Qua đó, trở thành con tàu đầu tiên có khả năng tự sản xuất hydro.

    Một khi đạt được mục tiêu tự cung cấp năng lượng để vượt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 2022, những người đề xuất dự án cũng hy vọng rằng công nghệ này có thể thích nghi với các con tàu vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách hoặc tàu du lịch.

    Vì vậy đôi cánh này có thể là một bước đột phá công nghệ thực sự trong việc giảm chi phí năng lượng cho các tàu hàng, theo như tuyên bố của người sáng lập và đồng thời là thuyền trưởng của Energy Observer, Victoria Erussard.

    [​IMG]
    Mục tiêu của Energy Observer là cho thấy tàu thuyền các loại có thể vận hành được nhờ vào nguồn năng lượng tái tạo.

    Được biết, cùng trên một đơn vị khối lượng, hydrogen chứa năng lượng gấp 3 lần so với diesel và gấp 2,5 lần so với khí tự nhiên. Ngoài ra, quá trình đốt cháy của nó không phát thải khí CO2 hoặc các hạt bụi mịn như nhiên liệu hóa thạch. Mục tiêu của Energy Observer là cho thấy tàu thuyền các loại có thể vận hành được nhờ vào nguồn năng lượng tái tạo.

    Hiện Energy Observer đã rời Saint-Malo vào rạng sáng ngày 19/3/2019 để chuẩn bị cho chuyến đi vòng quanh thế giới giai đoạn hai tại khu vực North Sea và Baltic nhằm thử nghiệm các công nghệ năng lượng tái tạo mới.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Energy Observer - "Phòng thí nghiệm" năng lượng nổi trôi khắp thế giới

Share This Page