Công dụng thần kỳ của cà chua với sức khỏe cánh mày râu

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 18, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 126)

    Theo một nghiên cứu, ăn 10 phần cà chua mỗi tuần sẽ giúp nam giới giảm được nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến đến gần 1/5.

    [​IMG]
    Chất Lycopene trong cà chua giúp phòng chống ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.

    DailyMail đưa tin các nhà nghiên cứu cho rằng việc bảo vệ chống lại căn bệnh này là do một chất ôxy hóa quan trọng bên trong trái cà chua gọi là Lycopene.

    Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol, Cambridge và Oxford đã kiểm tra chế độ ăn uống và lối sống của gần 14.000 đàn ông trong độ tuổi từ 50 đến 69.

    Họ phát hiện ra rằng so với những người không ăn hoặc ăn ít cà chua, những người đàn ông mỗi tuần ăn ít nhất 10 phần cà chua có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến giảm 18%. Đàn ông nên chú ý siêng ăn cà chua, đặc biệt là người ở tuổi trung niên.

    Cà chua nấu chín sẽ được cơ thể hấp thu lycopene dễ dàng hơn. Lycopene còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách triệt tiêu cholesterol gây tắc nghẽn động mạch.

    Nếu bạn đang trong tình trạng đau mãn tính ở mức độ nhẹ và bình thường (chẳng hạn viêm khớp hoặc đau nhức lưng) thì càng cần siêng ăn cà chua, vì loại quả này đóng vai trò giảm đau tự nhiên. Chính các chất flavonoid và carotenoid trong cà chua là yếu tố kháng viêm, giảm đau.

    Một phần cà chua tương đương với 150g cà chua bằng một ly nước ép cà chua hoặc một phần pizza cà chua.

    Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng mỗi ngày ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau củ, nguy cơ mắc ung thư ở nam giới cũng giảm đi 24%.

    Người phụ trách nghiên cứu, Vanessa Er của Đại học Bristol, còn cho biết để phòng chống ung thư tiền liệt tuyết nam giới cần hấp thụ 750-1.200mg canxi và 105-200mcg selenium mỗi ngày.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Công dụng thần kỳ của cà chua với sức khỏe cánh mày râu

Share This Page