Một số người còn cho rằng màu vàng hồng thường đem lại vận may, nên cá này càng được thêm ưu ái. Cá cũng thuộc dạng cá lăng, do vậy các đầu bếp thường chế biến các món ngon truyền thống: nướng muối ớt, nấu lẩu... Ngày nóng bức, món lẩu chua thanh ngọt dịu được ủng hộ nhiều nhất. Hương thơm mộc mạc mà kích thích mạnh khứu giác lẫn vị giác của dưa măng, cơm mẻ... cứ dậy lên từng đợt. Nhiều tiếng xuýt xoa khen ngợi và vài người cố nén nuốt nước bọt thật khẽ nhưng... không thành - lẫn trong tiếng nước lẩu sôi lụt bụt. Đẹp mắt cá lăng hồng - Ảnh: Tạ Tri Có người run tay khi dẻ miếng cá trắng tươi, đang “ngụp lặn” trong đĩa nước mắm giầm ớt hiểm thơm cay. Chầm chậm thưởng thức, mới nghe rõ vị ngọt thơm lẫn chất béo của “nàng” cá mới lạ. Không như đám heo, cá nước ngọt ăn toàn thức ăn công nghiệp nên mỡ lạt và tanh lợm giọng. Trái lại, mỡ cá lăng hồng béo thơm tựa cá lăng suối, sông Đồng Nai mùa mập. Riêng muối ớt, từng được ví von là gia vị “trầm tích” của dân quê. Dù đi phát rẫy hay làm đồng, họ cũng gói theo nhúm muối ớt hột trong miếng lá chuối tươi, cùng mo cau cơm trắng hoặc năm, ba củ khoai luộc ăn lót dạ. Nay đời sống khấm khá hơn, món cá nướng vẫn thủy chung với muối hột và ớt chim “gieo”. Ăn kèm với mấy lát dưa leo non, dưa chua (củ cải, cà rốt, củ hành...) thì hài hòa hương vị vô cùng. Nướng, dường như giúp thịt cá lăng hồng săn chắc và ngọt thanh hơn. Không trách, mấy khứa cá nướng da hơi cháy sém “vụt biến” thật nhanh! Cá lăng hồng nướng muối ớt dễ ghiền!- Ảnh: Tạ Tri Đến món cá lăng hồng kho tộ hoặc nồi đất mới... thật khổ sở. Vì muốn bề mặt khứa cá ngã màu vàng đậm, cong vênh, nước cá sôi lăm răm ánh màu hổ phách và ngào ngạt thơm, phải kho ít nhất 2 lửa Thơm nức nở món kho nồi đất - Ảnh: Tạ Tri Người bán lại than rằng, người ăn cứ đòi vớt cá đang tung tăng tại hồ. Họ còn ngại chờ lâu, nên không thể có “vua bếp” nào kho ngon nổi như món ruột của mẹ hay bà ngoại ở nhà được! Do vậy, nếu bất chợt bạn nổi.... cơn thèm cá kho thì hãy cố nhịn. Dặn nhân viên phục vụ chừa lại vài ba khứa cá tươi mang về, chỉ còn cách “lăn vào bếp” nêm nếm món này mới ngon rung động! Khi mùi hành lá, tiêu giã và mỡ cá tương tác với nhau đến độ thơm điếc cả mũi người đứng bếp. Thế mới thấu hiểu nỗi thống khổ của bá hộ thạch sùng, hằng đêm tặc lưỡi thở than, vì lỡ đập bể cái mẻ kho! Cũng cần lưu ý thêm, nếu hâm quá 3 ba lửa, thịt cá sẽ lạt dần, mất ngon. Đồng thời, cá còn có điểm bất thường khác là có thể thay đổi màu da. Nếu thả cá vào hồ lạnh của cá tầm, khoảng 18 độ C, da cá sẽ trắng nhạt chứ không còn hồng hào nữa. Về nguồn gốc cá này càng phức tạp hơn. Thoạt nhìn, cá có hình dáng khá giống cá lăng nghệ của ta. Thế nhưng, thạc sĩ Ngô Văn Ngọc, giảng viên chính khoa thủy sản, trường đại học Nông Lâm TP.HCM, khẳng định hoàn toàn khác. Và không phải cá bản địa. Nhưng vì đã hứa giữ bí mật, nên thầy Ngọc không thể tiết lộ. Có người dự đoán đây là dòng cá lai của các chuyên gia Đài Loan. Bởi hơn chục năm trước, họ đã “đẻ” ra con cá điêu hồng từ dòng cá rô phi. Ý kiến khác thì cho rằng đây là một loại cá da trơn của sông Mê Kông. Một số thương lái hiện nhập cá này từ Thái Lan, về An Giang rồi chạy thẳng lên Sài Gòn. Đường vận chuyển lòng vòng nên cá bị ngợp khá nhiều. Xem thêm chủ đề: ca lang hong, mon ngon tu ca, ca ngon, mon ngon, ca lang, ca sot, ca ran, ca nuong, am thuc bep Nguồn EVA.VN