Node là gì? Kiến thức cần biết về Node của Bitcoin và Blockchain

Discussion in 'Thị trường' started by Robot Siêu Nhân, Mar 13, 2019.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 158)

    Node là gì? Ý nghĩa cơ bản của nó theo từ điển tiếng anh có nghĩ là nút, và nó được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực mạng máy tính hoặc viễn thông. Trong lĩnh vực đó, node được hiểu là là một thiết bị mạng vật lý, có thể được dùng với các mục đích riêng biệt, hoạt động như một điểm phân phối lại hoặc là điểm cuối giao tiếp. Và trong lĩnh vực crypto thì từ node cũng được sử dụng rất nhiều. Vậy Node là gì trong lĩnh vực này, có những loại node nào, vai trò của chúng ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Blog tiền ảo nhé!

    Node là gì


    Trong lĩnh vực tiền mã hóa crypto, thì node (nút) được hiểu là một thiết bị trên một mạng blockchain, là yếu tố nền tảng cho phép công nghệ blockchain hoạt động và tồn tại. Các nút được phẩn bổ trong một mạng lưới rộng và thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.

    [​IMG]

    Một nút có thể là bất kỳ thiết bị điện tử nào đang hoạt động, như máy tính, điện thoại hoặc thậm chí máy in, miễn là nó được kết nối với internet và có địa chỉ IP.

    Vai trò của node


    Vai trò của một nút là hỗ trợ mạng lưới bằng cách duy trì một bản sao của một blockchain, trong một số trường hợp, node đó dùng để xử lý các giao dịch. Các nút thường được bố trí theo cấu trúc dạng cây, được gọi là cây nhị phân. Mỗi một đồng tiền điện tử có các nút riêng, duy trì các bản ghi giao dịch của loại tiền đó.

    Với các nút là các phần riêng lẻ của một blockchain, có cấu trúc dữ liệu hớn hơn, và khi chủ sở hữu của các nút này sẵn sàng đóng góp tài nguyên máy tính của họ để lưu trữ và xác thực các giao dịch, thì họ có cơ hội thu phí giao dịch và kiếm được phần thưởng bằng tiền điện tử. Quy trình này được gọi là “đào tiền ảo”. Việc xử lý các giao dịch này có thể sẽ yêu cầu công suất tính toán và xử lý dữ liệu lớn, điều này có nghĩa là khả năng đáp ứng của một máy tính trung bình là không đủ. Vì vậy, mà các thợ đào đầu tư vào các thiết bị máy tính có CPU (các đơn vị xử lý trung tâm) hoặc GPU (các đơn vị xử lý đồ họa) cực mạnh để theo kịp yêu cầu về công suất xử lý, và xác thực các giao dịch trong blockchain và nhận phần thưởng cho công việc.

    Các loại node trong blockchain


    Một nút có thể là điểm cuối giao tiếp hoặc điểm phân phối lại liên lạc, liên kết với các nút khác. Mỗi nút trên mạng hầu như đều có vai trò như nhau, tuy nhiên một số nút nhất định có vai trò khác theo cách mà nút hỗ trợ mạng lưới. Điều đó làm cho không phải tất cả các nút sẽ lưu trữ một bản sao đầy đủ của một blockchain để xác thực các giao dịch.

    Một nút có thể tải xuống một bản sao hoàn chỉnh của một blockchain và kiểm tra bất kỳ giao dịch mới nào đến dựa trên giao thức đồng thuận được sử dụng bởi tiền điện tử hoặc token được gọi là một nút đây đủ (Full Node).

    [​IMG]

    Tất cả các nút sử dụng cùng một giao thức đồng thuận để duy trì tương thích với nhau. Có những nút trên hệ thống xác nhận và xác thực giao dịch, đặt chúng thành các khối. Các nút luôn có quyết định riêng của nó về việc liệu một giao dịch có hợp lệ và được thêm vào một khối với các giao dịch khác không, bất kể các nút khác hoạt động như thế nào.

    Có nhiều loại nút (node) khác nhau trong blockchain. Các yêu cầu để sở hữu một nút là khác nhau tùy theo loại tiền thuật toán (hay ứng dụng của blockchain) và phương thức đồng thuận của chúng. Các nút trong blockchain gồm có:

    • Root node – Nút cao nhất trong một cây nhị phân.
    • Parent node – Một nút mà có những nút mở rộng từ nó.
    • Child note – Một nút được mở rộng từ nút khác.
    • Leaf node – Một nút không có nút con
    • Sibling nodes – Những nút kết nối với cùng một nút lớn (parent node).
    • Tree – Một cấu trúc dữ liệu bắt đầu từ một nút gốc (rood node).
    • Forest – Một tập hợp những cây (trees) nút.
    • Degree – Thứ bậc nút con của một nút.
    • Edge – sự liên kết giữa các nút.
    Node Bitcoin là gì


    Node Bitcoin là một điểm mà tại đó một tin nhắn có thể được tạo ra, được nhận, hoặc truyền đi trong mạng blockchain của Bitcoin. Giống như các node blockchain nói chung thì node bitcoin cũng có trách nhiệm đóng vai trò như một điểm giao tiếp có thể thực hiện các chức năng khác nhau như truyền thông tin về các giao dịch trong hệ thống mạng Bitcoin. Trong blockchain của bitcoin, có các loại node gồm: full node, super node, miner node (node của thợ đào), và SPV client.

    [​IMG]

    Full Node là gì?


    Full Node Bitcoin là một thành phần quan trọng của Mạng lưới Bitcoin vì nó làm cho blockchain bitcoin có hiệu lực bằng cách tải xuống bản sao của nó. Các node này cũng được gọi là các node xác nhận đầy đủ vì chúng tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch và khối trước các quy tắc đồng thuận của hệ thống. Full node cũng có thể chuyển tiếp các giao dịch và khối mới đến blockchain.

    Một full node của Bitcoin có thể được thiết lập thông qua các triển khai phần mềm khai thác khác nhau, nhưng được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất là Bitcoin Core. Đây là những yêu cầu tối thiểu để chạy một full node Bitcoin Core:

    • Máy tính bàn hoặc máy tính xách tay được cài phiên bản mới nhất của Windows, Mac OS X hoặc Linux.
    • Ít nhất có ổ cứng có 200GB trống.
    • Ram tốt thiểu 2GB.
    • Kết nối internet tốc độ cao với tốc độ tải lên tối thiểu 50 kB/s.
    • Máy tính nên chạy ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Thậm chí tốt hơn nếu bạn cho chạy liên tục (24/7)

    Hiện tại, có khoảng 9.700 node đang chạy công khai trên mạng Bitcoin. Con số này chỉ bao gồm các node được công khai của Bitcoin được cho hiển thị và có thể truy cập vào được (còn được biết đến là các listening node).

    Bên cạnh các node công khai, có nhiều node ẩn khác không hiển thị (các non-listening node). Các node này thường hoạt động đằng sau tường lửa, thông qua các giao thức ẩn như Tor, hoặc đơn giản là vì chúng được cấu hình để không nhận kết nối.

    Listening Node (Super Node)


    Về cơ bản, một listening node hoặc super node là một full node có kết nối được công khai. Nó giao tiếp và cung cấp thông tin cho bất kỳ node nào khi quyết định thiết lập kết nối với nó. Do đó, một super node cơ bản là một điểm phân phối lại có thể đóng hai vai trò như một nguồn dữ liệu và một cầu giao tiếp.

    Một super node thường chạy 24/7 và là đầu mói đáng tin cậy cho các node khác kết nối. Node này truyền tải lịch sử blockchain và dữ liệu giao dịch tới nhiều node trên khắp thế giới. Vì lý do đó, một super node có thể cần nhiều công suất tính toán hơn và kết nối internet tốt hơn khi so sánh với một full node bị ẩn.

    Để kích hoạt chức năng này cho một Bitcoin client hoạt động như một node, bạn phải làm cho nó có thể kết nối công khai. Một cách để làm điều này là tắt tường lửa hoặc thiết lập cổng chuyển tiếp.

    Node của thợ đào


    Để có thể đào Bitcoin, thợ đào phải đầu tư vào các phần cứng và chương trình đào chuyên biệt. Các chương trình đào (phần mềm) này không liên quan trực tiếp đến Bitcoin Core và chạy song song để đào các khối Bitcoin. Một thợ đào có thể chọn làm việc một mình (solo miner) hoặc theo nhóm (pool miner).

    Trong khi các full node của solo miner tận dụng bản sao blockchain của riêng họ, còn đối với pool node thì quản trị viên cần duy trì một Full Node trong khi các thành viên khác trong pool miner đóng góp tài nguyên tính toán (hashpower) của họ.

    Lightweight Client hay còn gọi là SPV Client


    Còn được biết đến với cái tên là Simplified Payment Verification (SPV) client, lightweight client được hiểu là máy khách tận dụng mạng Bitcoin nhưng không thực sự hoạt động như một full node. Do đó, SPV client không đóng góp vào an ninh của mạng vì không giữ một bản sao của blockchain, không tham gia vào quá trình xác minh và xác thực giao dịch.

    SPV là phương thức mà qua đó người dùng có thể kiểm tra xem liệu một số giao dịch có được đưa vào trong một khối hay không mà không phải tải xuống toàn bộ dữ liệu khối. Do đó, SPV client dựa vào thông tin được cung cấp bởi các full node khác (các super node). Lightweight client hoạt động như các điểm cuối giao tiếp và được sử dụng bởi nhiều ví tiền điện tử.

    Lời kết


    Như vậy thông qua bài viết trên, Blog tiền ảo đã giúp bạn tìm hiểu thì Node là gì? Và các kiến thức cần biết về Node của Bitcoin và Blockchain một cách chi tiết nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hay gặp khó khăn gì khi tìm hiểu về Node thì có thể để lại dưới phần bình luận của Blog tiền ảo, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn. Và đừng quên cho mình một Like, Share và đánh giá 5 sao bên dưới nhé. Chúc bạn thành công.

    Like fanpage Facebook của Blog Tiền Ảo

    Tham gia kênh Telegram của Blog Tiền Ảo

    Tham gia Group thảo luận tin tức của Blog Tiền Ảo

    Từ khóa tìm kiếm tới bài viết: node, bitcoin node, node là gì, full node là gì, bitcoin node là gì, node la gi, spv là gì, lightweight là gì, full node la gi, bitcoin node la gi, spv la gi, lightweight la gi

    Bài viết Node là gì? Kiến thức cần biết về Node của Bitcoin và Blockchain đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Blog Tiền Ảo.
    Nguồn: Blogtienao
     
  2. Facebook comment - Node là gì? Kiến thức cần biết về Node của Bitcoin và Blockchain

Share This Page