Được hình thành cách đây 25 triệu năm, hồ Karakul, hay còn gọi là hồ Đen, ở Tajikistan là điểm đến thu hút nhiều du khách ưa mạo hiểm trên thế giới. Tọa lạc trên độ cao gần 4.000m, giữa dãy núi Pamir cao chót vót ở Tajikistan, hồ Karakul nằm ở vị trí sát với mây trời hơn cả hồ Titicaca huyền thoại của Nam Mỹ. Với diện tích khoảng 380km2 và sâu 230m, người ta cho rằng hồ được hình thành do một mảnh thiên thạch đâm vào trái đất cách đây khoảng 25 triệu năm. Ban đầu, hồ mang tên là Victoria. Sau đó, người ta mới gọi nơi này là Karakul hoặc hồ Đen. Vào mỗi thời điểm trong ngày, nước hồ mang màu sắc khác nhau, từ màu lam, ngọc lục bảo đến màu xanh coban. Điều đó khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút tại khu vực Trung Á. Được bao quanh là các mỏ muối, hồ Karakul không có dòng chảy và là một trong những hồ nước mặn nhất châu Á. Hàm lượng muối trong hồ cao đến mức không có loài sinh vật nào sống ngoài barbatula barbatula, một loài cá chuyên sống tại đáy cát trong các hồ nước. Tuy nhiên, tình trạng trên các hòn đảo giữa hồ thì ngược lại. Nhiều loài chim di cư đến đây sinh sống. Karakul là phiên bản biển Chết của châu Á. Hồ mặn đến mức khiến tàu thuyền bị lật khi qua lại trên mặt nước. Vào mùa hè, du khách ưa mạo hiểm từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Hồ là một phần của Công viên Quốc gia Tajik nhưng đường đi lối lại ở đây tương đối khó khăn. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Thế giới II, khu vực này từng là nơi giam các tù nhân Đức. Sau đó, hồ trở thành nơi chăn, thả cừu và dê của những người du mục trong mùa hè. Cách đó không xa, làng Karakul là nơi sinh sống của người Haiti. Dưới ánh nắng ban mai, những ngôi nhà sơn màu trắng và xanh trong làng khiến người ta liên tưởng đến một hòn đảo của Hy Lạp. Tuy nhiên, rất ít người sinh sống ở đây. Nguyên nhân là vì đặc điểm vị trí địa lý khiến thị trấn và hồ gần như đóng băng quanh năm. Vào những tháng ấm áp của mùa hè, ngôi làng bị muỗi quấy nhiễu. Những con đường vắng vẻ như nhắc nhở du khách về quá khứ huy hoàng của ngã tư ở Trung Á, nơi con đường tơ lụa huyền thoại đi qua. Không gian mênh mông điểm xuyết những tòa nhà cũ khiến nơi đây mang dáng vẻ siêu thực. Khu vực hồ Karakul là một trong những nơi khô nhất Trung Á. Những dãy núi sừng sững bao quanh hồ ngăn không khí ẩm từ bên ngoài tiến vào. Lượng mưa tại đây rất thấp, chưa đến 30 mm/năm. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV