Các tín đồ mua sắm thường đến khu chợ cuối tuần nổi tiếng bậc nhất Đông Nam Á mang tên Chatuchak. Vào năm 2014, trong một chuyến du lịch đến Thái Lan cùng đồng nghiệp, Ankiti Bose chỉ là một trong những người mua bình thường ở khu chợ nổi tiếng này. Tuy nhiên, cô nhận ra không chỉ người địa phương mà khách du lịch khắp nơi cũng đến đây mua sắm. Điều đặc biệt là chưa một sản phẩm nào ở Chatuchak được bán online bất kể nhu cầu cao từ thị trường. "Rõ ràng mọi người muốn mua những thứ này và thật lạ lùng là các chủ hàng lại không bán trực tiếp trong khi tất cả các ngành hàng đều có mặt ở đây. Tại sao lại như vậy?". Câu hỏi khiến Bose phải suy nghĩ. Khi trở về quê hương ở Bangalore, Ấn Độ, cô bắt đầu nghiên cứu và phát hiện tại Đông Nam Á, 60% doanh thu bán lẻ thời trang đến từ những thương hiệu và nhà thiết kế nhỏ. Trong khi đó, những nhà bán hàng này đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua của kỷ nguyên số hóa. Với sự hợp sức của người hàng xóm Dhruv Kapoor - một chuyên gia công nghệ lúc bấy giờ đang làm việc cho một công ty game của Mỹ, Bose quyết định thành lập Zilingo - nền tảng bán hàng qua di động tập hợp các cửa hàng thời trang nhỏ khắp các khu chợ lớn như Chatuchak ở Thái Lan hay Haji Lane ở Singapore. Vì không tính phí kho vận nên mức phí ở đây thấp hơn nếu so với giá của Amazon. "Chúng tôi thật sự ấn tượng với sự tăng trưởng của Zilingo và tin tưởng đây là cơ hội lớn để xây dựng một nơi dẫn dầu về bán hàng thời trang của khu vực thông qua đầu tư cho dự án", Albert Shyy, Giám đốc quỹ đầu tư Burda Principal Investments nhận định. Đội ngũ Zilingo. Ảnh: Joel Lim. Gia tăng sức mạnh cho những điểm bán hàng nhỏ và độc lập Chiếm 2/3 dân số thế giới, tiềm năng bán lẻ online của châu Á vô cùng lớn. Sự bùng nổ của Alibaba ở Trung Quốc với doanh thu chỉ trong quý đầu của năm 2017 nhảy vọt 60%, lên 5,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước là một ví dụ điển hình. Thành công này cũng được thể hiện với Amazon cùng những động thái mạnh mẽ tại Ấn Độ từ tháng 6/2013 với miếng bánh nhỏ tại đây ước tính hiện nay đạt ngưỡng 33 tỷ USD về mặt doanh thu. Công ty này cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Đông Nam Á thông qua các dịch vụ của Amazon Prime ra mắt tại Singapore vào tháng 7/2018. Tuy nhiên, ẩn sau những con số hào nhoáng ấy là một thực tế khiêm tốn hơn. Nhiều người tiêu dùng ở châu Á vẫn còn mua sắm tại những con đường đông đúc nhộn nhịp từ những nhà bán hàng ít liên quan đến nền kinh tế số. "Sản phẩm này trước tiên là dành cho người bán hàng tập hợp sản phẩm trong cùng một chỗ, dùng ngôn ngữ và tiền tệ của họ. Điều này giúp người bán hàng dễ hiểu mà không cần phải rành quá nhiều về quy đổi tiền tệ hay thậm chí là tiếng Anh", Bose cho biết. Con số thương hiệu gia nhập nền tảng Zilingo tăng nhanh. Mỗi tháng có khoảng 250 thương hiệu được thêm vào, tạo ra khoảng 3,5 triệu USD doanh thu hàng tháng. Với khởi đầu là 100 mẫu bán online cách đây hai năm, giờ đây có trên 60.000 sản phẩm mới hiện diện trên nền tảng này mỗi tuần. Khách hàng đến với chợ trực tuyến không chỉ từ các quốc gia Đông Nam Á mà còn có cả ở Australia và Mỹ. Ngoài việc tiếp cận nơi bán hàng, nền tảng Zilingo cung cấp cho người bán các công cụ và dịch vụ miễn phí cũng như không tốn đồng nào khi trở thành thành viên. Trong đó bao gồm quản lý hàng tồn kho, lịch nhận hàng, nghiên cứu dữ liệu, tiếp cận nguồn vốn lưu động và phân phối từ Zilingo bởi startup giữ mối quan hệ với nhiều đối tác vận chuyển. Họ kiếm tiền chủ yếu từ hoa hồng bán hàng ở mức 15-20% cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, doanh thu còn đến từ những người trả 100 USD để sản phẩm của họ được ưu tiên xuất hiện trên nền tảng tìm kiếm của Zilingo. Chương trình này chạy khá tốt khi 5.000 người bán tham gia, 30% trong số đó là người Thái Lan. "Bạn sẽ bất ngờ bởi tốc độ nhanh chóng của những mẫu thiết kế từ tuần lễ thời trang Milan có mặt ở cửa hàng tại Thái Lan trong khi ở những nơi khác người ta phải mất hàng tháng trời để tiếp cận những mẫu quần áo này", Bose cho biết. Ngoài Thái Lan, Zilingo còn có trung tâm bán hàng ở Hong Kong, Hàn Quốc, Việt Nam, Campuchia và Indonesia. Họ có ý định dùng nguồn quỹ trong vòng gọi vốn mới nhất để gia tăng vị thế trong công cuộc mở rộng nền tảng của mình. Không gian mới, tươi sáng và dễ tiếp cận Nhà tư vấn thương mại điện tử Teri Canayon, người từng có 8 năm làm việc tại eBay cho rằng tiềm năng của Zilingo có thể được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng của những thương hiệu tập trung vào giới trẻ. "Họ có thể chia sẻ cùng một câu chuyện thành công như Colourpop - startup có khởi đầu là thương hiệu son môi ở Mỹ chuyên tập trung vào khách hàng trẻ". Tuy nhiên, Canayon cho rằng có một số chướng ngại để đạt đến ngưỡng đó. Thứ nhất, sự khác biệt trong một nền thương mại điện tử đông đúc là không dễ dàng. "Tôi không nghĩ là thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang bão hòa. Tuy nhiên, những khách hàng được kết nối với Internet hiện nay có những lựa chọn vô tận, sức mạnh và khả năng tiếp cận dữ liệu cũng như thông tin giúp họ đưa ra những quyết định. Việc tồn tại trong thị trường này trở nên khó hơn", Paul Ong, Giám đốc hãng đầu tư Innoven Capital Singapore cho biết. Từ góc nhìn của một người mua, các đặc tính cùa Zilingo có thể gây nhầm lẫn. Những thương hiệu nước ngoài như Prada, Longchamp và Tory Burch được bán rộng rãi bởi các nhà bán lẻ đang chia sẻ cùng một miếng bánh sản phẩm giá rẻ từ Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore và Campuchia. Thời trang Hàn Quốc cũng đã thâm nhập vào thị trường này. Sự thật là phần lớn người bán đến từ những khu chợ truyền thống ở Đông Nam Á sẽ lạc lõng trong quy trình giao tiếp của kỷ nguyên mới. "Một người bán tiềm năng của một thương hiệu trong nước có thể mất đi hứng thú vì không còn định hướng rõ ràng", Canayon nói. Dù vậy, Zilingo đã mang những nhà bán hàng nhỏ từ những khu chợ tấp nập và truyền thống trong khu vực đến với một không gian mới mẻ, tươi sáng và dễ tiếp cận hơn. Đó là nơi không chỉ lấp đầy chỗ trống trong thị trường rộng lớn mà Lazada hay Zalora đang bỏ qua, startup có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của văn hóa thời trang tồn tại ở phần chìm của bức tranh lớn. Trương Sanh (theo Inc) Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn: VNExpress