Hòn đảo mới ra đời 4 năm trước vậy mà nay đã khiến giới khoa học phải ngạc nhiên

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 11, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 123)

    Năm 2014, một vụ nổ rất lớn đã xảy ra ngoài khơi biển Thái Bình Dương và một hòn đảo mới đã ra đời.

    Những ngày cuối năm 2014, có một vụ nổ cực lớn đã xảy ra, đẩy cột khói cao tới 9.000m lên bầu trời vùng biển ngoài khơi Nam Thái Bình Dương. Đó là đợt phun trào của một ngọn núi lửa ngầm tại vùng biển này.

    Và ngay sau đó, các vệ tinh phát hiện ra vụ phun trào đã đẩy lên một hòn đảo mới, với biệt danh là Hunga Tonga - cái tên được đặt do vị trí đảo nằm giữa 2 hòn đảo thuộc vương quốc Tonga.

    [​IMG]
    Hòn đảo Hunga Tonga.

    Tóm lại tính đến nay hòn đảo này mới được khoảng 4 năm tuổi. Tuy nhiên mới đây, các chuyên gia từ NASA và Viện hải dương học Woods Hole đã thử thám hiểm hòn đảo này, để rồi phát hiện ra một thực tế đầy bất ngờ: Hòn đảo như bừng cháy với một hệ sinh thái cực kỳ phong phú. Thực vật, chim chóc, cú mèo... tất cả đều đã xuất hiện.

    "Chúng tôi lúc đến đây trông như lũ con nít đang tham quan vậy" - tiến sĩ Dan Slayback, chuyên gia của NASA cho biết.

    Mục đích chính của nhóm nghiên cứu khi đến đây là để khảo sát địa chất. Trên thực tế, rất nhiều hòn đảo sinh ra nhờ núi lửa chỉ trụ được vài tháng trước khi chìm lại xuống nước và đó là những gì khoa học dự đoán về hòn đảo Hunga Tonga.

    [​IMG]
    Hòn đảo như bừng cháy với một hệ sinh thái cực kỳ phong phú.

    Nhưng thực tế thì rõ ràng hòn đảo này đã rất ổn định, biến nó thành 1 trong 3 hòn đảo duy nhất trên Trái đất tồn tại được lâu hơn vài tháng trong vòng 150 năm qua.

    Đội nghiên cứu của Dan đã thu thập phân tích một vài mẫu đất đá, nhằm hiểu hơn về cấu tạo địa chất của hòn đảo này, cũng như đưa ra dự đoán về khả năng bị xói mòn do sóng biển. Theo Dan, kết quả của các phân tích sẽ giúp họ có thêm kiến thức về cách các hòn đảo được hình thành và thậm chí còn có thể áp dụng vào lịch sử địa chất trên sao Hỏa.

    [​IMG]
    Các bãi biển ở đây không chứa cát, mà là sỏi đen.

    "Các bãi biển ở đây không chứa cát, mà là sỏi đen. Chúng tôi phải đi dép khi đến đây, vì đau chân lắm. Tuy nhiên thứ tôi nhận ra là hòn đảo này không được bằng phẳng lắm, so với những gì vệ tinh chụp được" - Dan chia sẻ.

    "Hòn đảo đang bị xói mòn bởi mưa, và quá trình này nhanh hơn tôi nghĩ. Chúng tôi đang tập trung xem quá trình này có bị đẩy nhanh vì sóng biển hay không, và nếu có thì nhiều khả năng nó sẽ không thể trụ được quá lâu".

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Hòn đảo mới ra đời 4 năm trước vậy mà nay đã khiến giới khoa học phải ngạc nhiên

Share This Page