Tại Nhật Bản, quốc gia có dân số già nhất nhì thế giới, các sản phẩm và dịch vụ phục vụ người cao tuổi là ngành kinh doanh khổng lồ. Theo các phương tiện truyền thông Xứ sở hoa Anh đào, Bộ đất đai và cơ sở hạ tầng Nhật Bản đã đưa ra lộ trình phát triển cho loại tã người lớn kiểu mới, có thể xả được trong bồn cầu như giấy vệ sinh. Nguyên mẫu của sản phẩm này có thể trở thành hiện thực trong năm nay. "Nếu kế hoạch trở thành hiện thực, gánh nặng của người lao động tại các cơ sở chăm sóc điều dưỡng sẽ giảm đi đáng kể", ông Masayuki Muraoka, nhân viên tại bộ phận kế hoạch Thoát nước nói với tờ Asahi. "Loại tã có thể xả nước là một phần của cơ sở hạ tầng xã hội trong bối cảnh xã hội đang xám xịt". Tại Nhật Bản, quốc gia có dân số già nhất nhì thế giới, các sản phẩm và dịch vụ phục vụ người cao tuổi là ngành kinh doanh khổng lồ. Theo Bloomberg thì Unicharm, nhà sản xuất tã giấy lớn nhất Nhật Bản có doanh số tã cho người lớn vượt cả cho trẻ em từ năm 2011. Loại tã mới dành cho người già có thể xả được trong bồn cầu. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, quy mô của thị trường tã người lớn ở Nhật Bản năm 2016 đạt khoảng 1,8 tỷ USD, tương đương 20% thị trường tã dành cho người lớn toàn thế giới năm đó. Tuy nhiên, việc sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm tiện ích lại trở thành gánh nặng lớn đối với người già và người chăm sóc họ. Một nhân viên trong ngành chăm sóc người già ở Nagoya nói với tờ báo Asahi rằng tại cơ sở của họ, 20 người cao tuổi có thể thải ra khoảng 3 túi rác dung tích 90 lít đầy tã bẩn mỗi ngày. Khoảng 80% khối lượng của những chiếc tã bẩn là chất lỏng, theo Lixil, một nhà sản xuất đồ dùng nhà tắm của Nhật Bản, có nghĩa là tách chất thải ra khỏi phần còn lại của tã sẽ giảm đáng kể gánh nặng cho người chăm sóc. Theo ý kiến ban đầu của chính phủ về việc nghiền nát tã đã sử dụng và xả chúng xuống các ống thoát nước gặp phải chỉ trích nghiêm trọng. Cụ thể, chúng có thể gây ra tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng và môi trường vì các loạt hạt không phân hủy. Do đó, việc tạo ra cỗ máy có thể tách chất thải ra khỏi tã, sau đó chúng được nghiền nát và phát loại để xả nhận được nhiều ủng hộ hơn. Đáp lại lời kêu gọi của chính phủ, một số công ty Nhật đã đẩy mạnh việc tái phát minh loại tã có thể xả được trong bồn cầu. Từ tháng 10 năm ngoái, Lixil cho hay họ đang phát triển máy phân loại và nghiền tã, hi vọng có thể đưa ra thị trường vào năm 2021. Bộ đất đai cũng đã yêu cầu Panasonic phát triển một nguyên mẫu thiết bị để tách phân ra khỏi tã. Nếu Nhật Bản phát triển được loại tã văn minh và thân thiện hơn với môi trường, có thể tạo ra thị thường quốc tế, vì dân số ở các quốc gia khác cũng đang già đi. Euromonitor đã dự báo doanh số bán tã người lớn ở Mỹ từ năm 2015 - 2020 đã tăng 48%, trong khi tã cho trẻ em chỉ tăng 2,6%. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV