Một ngày không đi đại tiện “độc hại” tương đương với hút thuốc lá

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 28, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 140)

    Mọi người đều biết tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe con người. Gần đây, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, một ngày không đi đại tiện cũng tương đương với việc hút 3 bao thuốc lá.

    Tại sao nói "một ngày không đi đại tiện tương đương với việc hút 3 bao thuốc lá"? Bác sĩ Vương Tư Lộ, trường Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện nhân dân số 2 thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, giải thích: "Bởi vì các chất thải được chuyển hóa trong đường ruột không kịp thời được bài tiết ra ngoài và tích lũy trong cơ thể một thời gian dài. Các chất độc tích tụ lại một lượng nhất định, sẽ gây hại đối với cơ thể giống như chất nicotine có trong thuốc lá".

    Nếu liên tiếp 3 ngày không đi đại tiện, thường xuyên bị trướng bụng, cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa, cũng không thể "xì hơi"… thì tốt nhất nên đi khám, không nên tự ý dùng thuốc nhuận tràng.

    Ba ngày không đi đại tiện, cần phải đi khám bác sĩ


    Nói chung, nếu liên tiếp 3 ngày không đi đại tiện, thường xuyên bị trướng bụng, cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa, cũng không thể "xì hơi"… thì tốt nhất nên đi khám, không nên tự ý dùng thuốc nhuận tràng.

    Ngăn ngừa táo bón, cố gắng đi đại tiện đúng giờ là quan trọng nhất


    Để ngừa táo bón, hãy tập cho mình thói quen đi cầu vào một khung giờ nhất định trong ngày. Theo chuyên gia, khung giờ tuyệt vời nhất để đi đại tiện là vào buổi sáng, sau khi thức dậy. Gây dựng được thói quen đi đại tiện đúng giờ cũng phải dần dần, thời gian ngồi không quá lâu, từ 3- 5 phút, cố gắng ngày nào cũng đi đại tiện trong khoảng thời gian nhất định.

    Đúng giờ là thời gian cố định, không phải hôm nay 7 giờ, ngày mai 8 giờ. Bạn cảm thấy muộn 1 tiếng cũng không có vấn đề, tuy nhiên đối với đường ruột lại là sự khác biệt rất lớn. Thời gian không cố định, quy luật hoạt động trong đường ruột bị rối loạn.

    [​IMG]
    Để ngừa táo bón, hãy tập cho mình thói quen đi cầu vào một khung giờ nhất định trong ngày.

    Ba bữa ăn uống không cân đối, dễ dẫn đến táo bón nhất


    Ngay khi bị táo bón, nhiều người ngay lập tức bắt đầu ăn thực phẩm có chất xơ, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề, thực tế không phải vậy. Bởi vì bị táo bón rõ ràng là chế độ ăn uống hàng ngày gần đây có vấn đề, ăn các loại thực phẩm không cân đối.

    Vì vậy, khi bị táo bón trước tiên cần phải điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống, thịt gà, vịt và cá, rau, trái cây, ngũ cốc thô và mịn, tất cả đều phải ăn một chút. Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm phụ trợ như sữa chua, nước mật ong,… cũng có tác dụng giảm tình trạng táo bón.

    Dưới đây là một số thực phẩm "vàng" giúp ngừa tình trạng táo bón

    Khoai lang: Người có nhu động ruột kém nên dùng thức ăn chứa nhiều xơ. Chất xơ trong khoai lang gấp đôi so với khoai tây; dùng khi hấp, luộc đều có hiệu quả nhưng với người dễ "sình bụng" không nên ăn nhiều, có thể ăn cả vỏ khoai lang. Không chỉ rễ, củ mà lá khoai lang cũng có tác dụng chống táo bón. Lá khoai lang non xào với dầu ăn, nêm ít muối và tiêu, hiệu quả không kém.

    [​IMG]
    Chất xơ trong khoai lang gấp đôi so với khoai tây; dùng khi hấp, luộc đều có hiệu quả nhưng với người dễ "sình bụng" không nên ăn nhiều, có thể ăn cả vỏ khoai lang.

    Chuối: Đối với người đi tiêu khó, có thể ăn nhiều chuối. Chuối có tác dụng nhuận trường, làm mềm phân. Người bị táo bón thường giảm sự thèm ăn, do vậy có thể ăn ít, chia thành nhiều bữa nhưng tốt nhất hằng ngày ăn 1 trái chuối.

    Táo: Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ. Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều pectin, một loại chất giúp làm mềm phân và kích thích tiêu hóa. Để có kết qủa tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 2-3 quả táo mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết công suất trị táo bón.

    [​IMG]
    Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa.

    Mật ong: Chất đường trong mật ong có thể làm mềm phân. Mật ong là thực phẩm giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa protid, vitamin, khoáng tố và trên chục loại axít amin, rất thích hợp cho người già suy nhược. Điều trị táo bón cho người già, dùng mật ong 55 g thêm dầu mè 35 g, cho vào chén, khuấy đều với nước rồi đun thật sôi, mỗi sáng và tối dùng 1 lần, giúp đi tiêu được dễ dàng.

    Cần tây: Cần tây chủ yếu được tạo thành từ nước và chất xơ. Cả hai thành phần tự nhiên này rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như ngăn ngừa táo bón.

    Mộc nhĩ đen: Chất keo nhầy trong mộc nhĩ kết dính những tạp chất trong hệ tiêu hóa và tống chúng ra ngoài cơ thể, từ đó làm sạch ruột và dạ dày. Ngoài ra, mộc nhĩ rất giàu chất xơ và một loại collagen thực vật đặc biệt, chống táo bón, giúp cơ thể kịp thời thanh lọc và đào thải thức ăn.

    Gạo lứt: chứa chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ này giúp chu chuyển ruột dễ dàng, giúp giảm táo bón cũng như bệnh trĩ. Khi ăn gạo lứt giàu chất xơ, bạn nên uống nhiều nước để giúp chất xơ phát huy hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Một ngày không đi đại tiện “độc hại” tương đương với hút thuốc lá

Share This Page