Muốn có cơ hội trở thành vĩ nhân, ít nhất phải trả lời được 7 câu này

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 26, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 143)

    Là nhà bác học vĩ đại với nhiều nghiên cứu để đời, Albert Einstein luôn khiến nhiều người nể phục. Vậy còn bạn, liệu bạn có cơ trở thành truyền nhân của vĩ nhân này không? Muốn biết có hay không thì hãy cùng thử làm bài trắc nghiệm khoa học dưới đây nhé.

    Mơ mộng không phải là cái tội vì suy cho cùng, không ai có thể đánh thuế một giấc mơ. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cho phép bản thân sống xa rời thực tế. Thành công nào cũng cần sự cố gắng và rèn luyện. Nếu nuôi mộng trở thành nhà bác học như Albert Einstein thì bạn nên trang bị đủ kiến thức cho mình ngay từ bây giờ, thay vì ngồi vẽ nên một viễn cảnh phi thực tế nhé.

    Câu hỏi


    Câu 1. Quá trình này gọi là gì?

    [​IMG]

    • Ăn mòn
    • Mạ kẽm
    • Nhuộm màu nhôm

    Câu 2. Thứ tự đúng của chuỗi thức ăn này là gì?

    [​IMG]

    • Hạt giống, ốc sên, nhím, cáo
    • Hạt giống, chuột đồng, chồn, cáo
    • Hạt giống, sâu bướm, cóc, cáo

    Câu 3. Bộ phận được khoanh tròn có tên là gì?

    [​IMG]

    • Phế nang
    • Mao mạch
    • Cuống phổi

    Câu 4. Quá trình này được gọi là gì?

    [​IMG]

    • Hút chìm
    • Hình thành đá trầm tích
    • Thủy tinh hóa

    Câu 5. Đây là gì?

    [​IMG]

    • Dung nham
    • Mắc-ma

    Câu 6. Đồng thau là hợp kim của đồng và nguyên tố nào?

    [​IMG]

    • Xi-măng
    • Kẽm
    • Gỗ
    • Sắt
    • Thuỷ tinh
    • Sắt

    Câu 7. Tế bào nào trong cơ thể giúp chúng ta chống lại vi khuẩn và bệnh truyền nhiễm?

    [​IMG]

    • Bạch cầu
    • Hồng cầu
    • Tiểu cầu
    Đáp án


    Câu 1: Ăn mòn. Đây là quá trình nguyên vật liệu bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc phản ứng điện hóa với môi trường. Hình ảnh bạn thấy chính là cầu Brooklyn nổi tiếng ở Mỹ.

    Câu 2: Hạt giống, ốc sên, nhím, cáo. Trên thực tế, ốc sên thường ăn hạt giống. Sau đó, nhím sẽ ăn thịt ốc sên. Cuối cùng, nhím lại làm mồi cho cáo.

    Câu 3: Cuống phổi. Đây chính là bộ phận nối khí quản với phổi, thế nên, nó không thể là phế nang hay mao mạch được.

    Câu 4: Hút chìm. Hút chìm là quá trình diễn ra tại các ranh giới hội tụ, mà theo đó một mảng chuyển động xuống bên dưới một mảng khác và chìm vào trong manti TráI Đất.

    Câu 5: Dung nham. Mac ma là đá nóng chảy ở dưới lòng đất nhưng ở bức hình này lại là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào, vậy nên nó phải là dung nham.

    Câu 6: Kẽm. Đồng thau là một hợp kim của đồng và kẽm. Nó được sử dụng muộn nhất từ thế kỷ 10 TCN tại Judea và thế kỷ 7 TCN tại Hy Lạp cổ đại.

    Câu 7: Bạch cầu. Được mệnh danh là tế bào miễn dịch, bạch cầu giúp chúng ta chống lại các loại virus và các mầm bệnh.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Muốn có cơ hội trở thành vĩ nhân, ít nhất phải trả lời được 7 câu này

Share This Page