Mưa sao băng là một trong các sự kiện thiên văn thú vị với những người yêu thích vũ trụ, nhưng nó thường không thể đoán trước và thời tiết không phải lúc nào cũng hợp tác. Song theo CNET, một công ty Nhật Bản tên Astro Live Experiences (ALE) có trụ sở ở Tokyo cho rằng họ đã có giải pháp. Vệ tinh của hãng sắp được trang bị để sản sinh ra mưa sao băng nhân tạo đầu tiên của loài người trên quỹ đạo Trái đất tuần này. Mô phỏng mưa sao băng nhân tạo do hãng ALE thực hiện. (ẢNH: ALE). ALE tự hào cho hay mình là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực “giải trí không gian”. Công ty kỳ vọng sẽ thực hiện một sự kiện thiên thể nhân tạo mang tính đột phá trong năm 2020, sử dụng vệ tinh đầu tiên của nó trên bầu trời gần khu vực Hiroshima. Sự kiện thiên thể này sẽ trong tầm mắt của khoảng 6 triệu người sống trên diện tích trải rộng 200km. Vệ tinh vừa được ALE phóng hôm 17/1 được thiết kế để thử nghiệm và thu thập dữ liệu, giúp phát triển và cải tiến sản phẩm. Một vệ tinh kế tiếp thì đang trong quá trình phát triển. “Tôi hy vọng rằng các sao băng nhân tạo của chúng tôi sẽ giúp tiết lộ nhiều khám phá mới trong khoa học, là yếu tố tập hợp và giải trí cho nhiều người dưới bầu trời đêm”, CEO ALE Lena Okajima cho biết. Vệ tinh dự kiến tạo ra màn trình diễn trên bầu trời của nó bằng cách bắn ra nhiều viên nhỏ có đường kính 1cm, tạo thành từ hỗn hợp nhiều vật liệu không độc hại. Các "hạt" như thế được thiết kế để tạo một loạt màu sắc tươi sáng khi chúng nóng lên và tan rã lúc chạm vào bầu khí quyển. Tất cả xảy ra ở độ cao hơn 60 km trên đầu chúng ta. ALE cho biết các "hạt" nhân tạo sẽ di chuyển chậm hơn và phát sáng lâu hơn sao băng tự nhiên. Chúng cũng đủ sáng để người thành phố có thể chiêm ngưỡng, kể cả ở đô thị có ánh sáng mạnh như Tokyo. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV