Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Anh vừa kêu gọi EU phê duyệt thương mại hóa ngô biến đổi gene thông qua hình thức biểu quyết vào cuối tháng 1 và cho rằng đây là hành động dựa trên cơ sở khoa học. >>> Tây Ban Nha tiết kiệm gần 200 triệu euro nhờ ngô biến đổi gene Danh mục đề xuất bao gồm các loại ngô kháng sâu được đồng phát triển bởi DuPont và Dow Chemical. "Nếu như được phê duyệt thì đây sẽ là loại cây trồng biến đổi gene đầu tiên được cho phép trồng ở EU trong 15 năm qua", Reuters dẫn lời ông Owen Paterson phát biểu tại Hội nghị canh tác Oxford. "Rủi ro thực sự đối với châu Âu là việc khu vực này đang dần trở thành bảo tàng nông nghiệp thế giới, trong khi tại các vùng khác trên thế giới, nhiều tập đoàn với tư duy đổi mới đang đầu tư và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ”, ông Owen Paterson nói. Theo ông Paterson, dù có được chấp thuận hay không thì việc thực hiện biểu quyết sẽ là một bước đột phá trong việc thực thi các hành lang pháp lý của EU đối với cây trồng biến đổi gene. Ảnh: motherearthnews.com Cộng đồng châu Âu chia sẻ rằng sẽ xuất hiện “ràng buộc trách nhiệm”, nếu như yêu cầu một cuộc biểu quyết về vấn đề này, sau quyết định của Tòa án tối cao EU tuyên bố trì hoãn quá trình phê duyệt đối với sản phẩm biến đổi gene. Đề nghị trên sẽ được biểu quyết bởi các chuyên viên ngoại giao cao cấp của EU đến từ 28 quốc gia vào khoảng cuối tháng 1 năm nay tuân theo nguyên tắc đa số phiếu. Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha dự đoán sẽ là các quốc gia ủng hộ trong khi Pháp, Áo và Italy được cho là sẽ phản đối việc phê duyệt này. "Cây trồng biến đổi gene không phải là liều thuốc thần. Nhưng khi châu Âu càng đóng cửa lâu hơn với nó thì nguy cơ về việc các khu vực khác vượt qua chúng ta ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ ngày càng lớn hơn”, ông Paterson nói. Tập đoàn BASF là dẫn chứng điển hình cho vấn đề trên. Tập đoàn này đã quyết định chuyển toàn bộ trụ sở chính của Trung tâm nghiên cứu khoa học BASF tới Mỹ, đồng thời dừng toàn bộ việc phát triển hoặc thương mại hóa hạt giống biến đổi gene của họ ở châu Âu. Mặc dù tháng trước phiên tòa tại châu Âu đã đảo ngược phán quyết trước đây và cho phép thương mại hóa giống khoai tây biến đổi gene của BASF tại châu Âu, nhưng giống khoai này đã không còn tồn tại ở đây, vì BASF đã dừng toàn bộ việc kinh doanh sản phẩm này của họ vào năm 2012. "Phán quyết này đã khẳng định tính đúng đắn trong quyết định của tập đoàn về việc tập trung toàn bộ hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học vào các thị trường khả thi trong tương lai", một đại diện của BASF từng nói. Cây trồng biến đổi gene là gì? Cây trồng biến đổi gene (Genetically Modified Crop - GMC) là loại cây trồng được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gene hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gene chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn. Về mặt bản chất, các giống lai từ trước đến nay (hay còn gọi là giống truyền thống) đều là kết quả của quá trình cải biến di truyền. Điểm khác biệt duy nhất giữa giống lai truyền thống và giống chuyển gene là gene (DNA) được chọn lọc một cách chính xác dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và chuyển vào giống cây trồng để đem lại một tính trạng mong muốn một cách có kiểm soát. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV