Không phải cuốn hộ chiếu nào cũng giống nhau. Có những cuốn hộ chiếu cho phép bạn đi đâu cũng được, thì cũng có những cuốn là trở ngại cho người sở hữu nó. Để tồn tại trong xã hội, chúng ta cần cái gọi là "giấy tờ tùy thân" - thứ để xác định danh tính của từng người. Ở trong nước, danh tính được xác định dựa trên chứng minh thư hoặc thẻ căn cước. Còn khi ra nước ngoài, mọi thứ được gói gọn trong một cuốn sổ mang tên "hộ chiếu". Vấn đề là không phải hộ chiếu ở đâu cũng giống nhau Hộ chiếu của một số quốc gia "quyền lực" hơn hẳn phần còn lại, vì cho phép công dân của họ thoải mái nhập cảnh ở nhiều nước mà chẳng cần xét duyệt visa (thị thực). Ngược lại, có những cuốn hộ chiếu bị bó buộc hơn, và một số thậm chí có thể là trở ngại đối với công dân sở hữu nó. Hộ chiếu quyền lực cho phép công dân của họ thoải mái nhập cảnh ở nhiều nước mà chẳng cần xét duyệt visa. Trường hợp của Mehdi Parsa là một ví dụ điển hình. Từ một giáo viên vật lý, năm 2008 Parsa đã bỏ việc để đi du ngoạn khắp thế giới. Sau 10 năm thì giờ đây thu nhập của Parsa đến từ việc tổ chức các tour du lịch giá rẻ. Anh vẫn muốn tiếp tục chu du, nhưng trước khi đi thì câu hỏi đầu tiên luôn là: Liệu điểm đến có dễ xin visa không? Parsa có quốc tịch Iran, và theo anh thì đó là một trở ngại rất lớn vì các lý do chính trị. "Hộ chiếu của tôi thực sự là một rào cản, to như quả núi ấy" - Parsa chia sẻ trong một lần phỏng vấn với Business Insider. "Với nhiều người, hộ chiếu chỉ đơn giản là thứ giúp họ du lịch dễ dàng. Với tôi thì ngược lại". Mehdi Parsa. Khi tra cứu trên The Quality of Nationality Index - danh sách xếp hạng quyền lực hộ chiếu các nước do Henley & Partners (công ty tư vấn về công dân và nhập cư toàn cầu) đưa ra, thì hộ chiếu của Iran đứng thứ 137 trên tổng cộng 168 quốc gia. Điều này có nghĩa rằng có rất ít quốc gia cho phép người Iran nhập cảnh tự do, mà buộc phải xin visa. Tất nhiên, xin được hay không lại là một nhẽ khác. "Bạn không thể chọn cha mẹ, không thể chọn nơi sinh, và cũng không thể tùy ý chọn nơi mình sẽ đến" - Araxia Abrahamian, chuyên gia về nhập cư nhận xét. "Bạn không có sự lựa chọn". Nhưng thực ra thì có một giải pháp khác, chỉ là không dành cho tất cả mọi người. Khi "quyền công dân" trở thành một ngành kinh doanh bạc tỉ Abrahamian tiết lộ rằng trong vòng vài thập kỷ qua, đã có một ngành công nghiệp mới mọc lên với mặt hàng là các cuốn hộ chiếu nhiều quyền lực. Đừng hiểu nhầm, ngành công nghiệp này hoàn toàn hợp pháp, vì nhiều quốc gia cho phép điều đó. "Giao dịch được hoàn thành với sự tham gia của kế toán, ngân hàng, luật sư... Quyền công dân được bán bằng cách định lượng toàn bộ lợi thế có thể nhận được khi trở thành công dân quốc gia ấy" - Abrahamian chia sẻ. Chỉ cần bỏ tiền ra và đầu tư vào quốc gia mong muốn, bạn sẽ được nhập tịch dưới dạng "công dân đầu tư". Quanh những cuốn hộ chiếu quyền lực không chỉ là một ngành công nghiệp, mà đó còn là một ngành công nghiệp đồ sộ. Dominic Volek - quản lý đối tác của Henley & Partners tại Singapore tiết lộ rằng mỗi năm họ nhận được danh sách khách hàng có nhu cầu "mua" quốc tịch. Mua quyền công dân là như thế nào? Hóa ra mọi chuyện đơn giản hơn chúng ta tưởng. Bạn chỉ cần bỏ tiền ra và đầu tư vào quốc gia mong muốn, miễn là nó hợp pháp. Và lúc này, bạn sẽ được nhập tịch dưới dạng "công dân đầu tư". "Hầu hết mọi người muốn một quốc tịch thứ 2 chỉ là để thuận lợi hơn khi di chuyển thôi" - Volek chia sẻ. "Như người dân tại Caribbean và Moldova được thoải mái nhập cảnh tại Schengen, Singapore... - giúp cho việc làm ăn và thư giãn du lịch được thoải mái hơn". Hầu hết mọi người muốn một quốc tịch thứ 2 chỉ là để thuận lợi hơn khi di chuyển thôi. Mức đầu tư sẽ khác biệt tùy vào quốc gia bạn chọn. Nếu là Dominica (quốc đảo tại Trung Mỹ) thì chỉ cần khoảng $100.000 (khoảng 2,2 tỉ đồng). Nhập tịch ở Cộng hòa Síp sẽ cần khoảng 2 triệu đô (gần 45 tỉ đồng), và 24 triệu đô nếu là ở Áo. Mỹ và Canada cũng có chính sách nhập cư dành cho người đầu tư. Và góc khuất đằng sau những cuốn hộ chiếu quyền lực Volek tiết lộ hiện tại có khoảng 80 quốc gia có chương trình nhập tịch dưới dạng đầu tư. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30 chương trình đang hoạt động và giúp người có nhu cầu nhập tịch thành công, bao gồm các quốc gia tại Caribbean, Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, châu Đại Dương, và gần đây là Trung Á. Việc mua bán hộ chiếu cũng nảy sinh ra những phản ứng trái chiều. Với phe ủng hộ, có rất nhiều quốc gia đã hưởng lợi nhờ việc bán quyền công dân. Chẳng hạn như đảo Saint Knitts và Nevis tại Caribbean, chương trình này đã giúp họ vực dậy cả một nền kinh tế, sau khi ngành công nghiệp sản xuất đường sụp đổ. Thậm chí sau khi hứng chịu 2 cơn bão khổng lồ Maria và Irma, một số quốc gia tại Caribbean quyết định... hạ giá những cuốn hộ chiếu quốc gia họ, nhằm tăng kinh phí dự phòng khẩn cấp. Hiện tại có khoảng 80 quốc gia có chương trình nhập tịch dưới dạng đầu tư. Phe phản đối - như Abrahamian - thì cho rằng câu chuyện này có nhiều vấn đề. "Nó giống như cuốn hộ chiếu đang bị giảm giá trị, đứng từ góc độ của một người công dân. Nếu chỉ cần bỏ tiền ra là có thì hộ chiếu còn ý nghĩa gì?" "Liệu nó còn là thứ đi cùng với quyền lợi và trách nhiệm nữa không? Nó có phải là thứ đặc biệt mà chỉ bạn và những người được chọn mới có thể sở hữu?" Dù vậy, các chuyên gia vẫn dự đoán rằng ngành công nghiệp này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Theo Volek, số liệu cho thấy lượng người Mỹ đăng ký một quốc tịch thứ 2 đang tăng lên. Đặc biệt là trong năm 2018, chi nhánh của ông nhận được rất nhiều đơn đăng ký, với mong muốn sở hữu một cuốn hộ chiếu mang quốc tịch Singapore. Cũng không có gì lạ, khi ở thời điểm hiện tại Singapore đang sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực thứ 2 trên thế giới. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV