Cận cảnh ngôi sao giẫy chết

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Apr 12, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 457)

    Các nhà thiên văn học châu Âu vừa công bố hình ảnh của một ngôi sao cách Trái đất 3.300 năm ánh sáng, đang tỏa ra ánh sáng rực rỡ cuối cùng trước khi biến mất vĩnh viễn.

    Hình ảnh ấn tượng trên, đã lọt vào tầm ngắm của kính thiên văn cực đại thuộc Đài Quan sát Nam Âu (ESO) tại Chile, cho thấy một đám mây khí xanh lục tỏa sáng, gọi là tinh vân hành tinh.

    [​IMG]
    Hình ảnh tương lai của mặt trời, trong vài tỉ năm nữa - (Ảnh: ESO)

    Tinh vân hành tinh xuất hiện vào giai đoạn cuối cuộc sống của mọi ngôi sao có kích thước cỡ mặt trời hoặc hơn.

    “Cái mà chúng ta đang nhìn thấy là một ngôi sao già cỗi đã tống một phần khí quyển vào không gian, và hiện được bao bọc bởi một bong bóng lớn làm từ khí tỏa sáng”, RIA-Novosti dẫn lời phát ngôn viên ESO Richard Hook.

    “Sẽ đến lượt mặt trời, trong vòng vài tỉ năm nữa”, ông Hook dự đoán.

    Khí ô xy đã mang lại sắc xanh lục cho bong bóng khí, trong khi ánh sáng trắng - xanh kế đó là “lõi cực nóng của ngôi sao, vốn sẽ dần nguội lại và cuối cùng tắt ngúm”, ông Hook giải thích.

    Ngôi sao đang giẫy chết lần đầu tiên được quan sát vào cuối thế kỷ 19.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cận cảnh ngôi sao giẫy chết

Share This Page