Bởi lẽ nếu không thể an toàn sinh con đẻ cái ngoài vũ trụ, thì tương lai của con người nhiều khả năng cũng sẽ kết thúc cùng với tương lai của Trái đất. Chúng ta đều biết hiện tượng biến đổi khí hậu và quá trình toàn cầu nóng lên đang dần hủy hoại Trái đất. Những nỗ lực của chúng ta chỉ có thể phần nào làm chậm lại quá trình này, chứ không thể khiến nó biến mất vinh viễn được. Bởi vậy, một bộ phận các nhà khoa học đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào sao Hỏa. Rất có thể là chỉ sau vài thập kỷ nữa thôi, đã có một số người đặt chân lên hành tinh đỏ, trở thành những cư dân đầu tiên. Nhưng chỉ như thế thôi thì chưa đủ. Gian nan chuyện sinh sản ngoài Trái đất Sinh con sẽ là vấn đề quan trọng nếu con người muốn tiến xa hơn trong vũ trụ. Thực chất thì kể từ khoảng cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học đã hiếu kỳ muốn biết chuyện sinh sản ngoài vũ trụ là có khả thi hay không. Vào năm 1979, họ đã thả một số mẫu chuột vào vệ tinh Cosmos 1129 trước khi phóng, để xem đám chuột này có duy trì sản sinh nòi giống ngoài địa cầu hay không. Sau 18,5 ngày, Cosmos 1129 trở về. Các nhà nghiên cứu liền tiến hành kiểm tra. Họ nhận thấy đám chuột có giao phối nhưng không mang thai. Lý do rất đơn giản, chuột là loài có vú, có cơ chế mang thai tự nhiên tương đối giống với nhà linh trưởng. Chỉ khi cơ thể con cái cảm nhận được sự an toàn, dạ con của nó mới cho phép thụ thai. Những sinh vật có khả năng thụ thai ngoài vũ trụ. Không bỏ cuộc, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành hàng loạt thử nghiệm khác. Kết quả: chỉ có đám dế mèn, tuyến trùng, ruồi giấm, gấu nước, cá medaka của Nhật Bản là thụ thai thành công. Họ cũng cố ý bỏ một số chuột cái đã có bầu vào vệ tinh nhằm buộc chúng phải sinh con. Có điều, đám chuột con tuy an toàn chào đời, song lại không lớn lên khỏe mạnh. Chúng mắc đủ chứng tật, từ mù phương hướng đến động kinh. Những cách thức có thể dùng để thử nghiệm trên con người Tính đến tận bây giờ, khoa học vẫn chưa có bằng chứng nào để chắc chắn về khả năng "phát triển một cách bền vững ngoài Trái đất". Với các dụng cụ hỗ trợ, chúng ta có thể bước đi trên Mặt trăng hay sao Hỏa, xây dựng các công trình nhà ở, khu chăn nuôi, trồng trọt... Nhưng quan hệ tình dục, mang thai, sinh sản thì sao? Đầu tiên, cần phải xét đến yếu tố trọng lực. Lấy sao Hỏa làm ví dụ, lực trọng trường ở hành tinh này chỉ bằng có 38% của Trái đất. "Chuyện ấy" trong lực hấp dẫn yếu thế này có phần... hơi khó. "Chuyện ấy" trong lực hấp dẫn yếu thế này có phần... hơi khó. Con người hoàn toàn có thể dùng công nghệ để định cư trên sao Hỏa. Nhưng việc sinh con đẻ cái thì hơi khó Tất nhiên là với sự phát triển của y học hiện tại, nam nữ không nhất thiết phải ân ái mới có con. Các nhà khoa học có thể gửi trứng và tinh trùng lên trạm vũ trụ, sao Hỏa hay Mặt trăng rồi mới tiến hành thụ tinh. Sau khi thụ tinh rồi thì nuôi dưỡng phôi trong ống nghiệm, lấy kết quả theo dõi đem so với phôi thai phát triển ở Trái đất. Có rất nhiều thứ cần phải kiểm tra, bao gồm từ ảnh hưởng của bức xạ, lực hấp dẫn khác biệt đến sự biến đổi của gene trong quá trình thích nghi với điều kiện mới. Nhưng cách đơn giản và thiết thực nhất vẫn là đưa một số tình nguyện viên sắp sinh con ra ngoài bầu khí quyển của Trái đất. SpaceLife Origin sẽ là chương trình đầu tiên thực hiện sứ mệnh này "Nếu con người muốn sinh trưởng một cách bền vững, chúng ta cần phải biết cách sinh sản ngoài vũ trụ" - người phát ngôn của chương trình khẳng định. Mục tiêu của chương trình là đến năm 2024 sẽ thực hiện chuyến phóng tên lửa đầu tiên đưa bà mẹ mang bầu lên độ cao 402km và sinh hạ tại đó. Đi cùng là cả một đội ngũ các y bác sĩ tầm cỡ quốc tế. Thời gian của nhiệm vụ sẽ kéo dài khoảng 24-36h. Sau khi đứa bé chào đời, tất cả lại được đưa trở về mặt đất. "Sinh con ngoài vụ trụ là một phần của chính sách bảo hiểm cho loài người" - Egbert Edelbroek, một trong các thành viên của SpaceLife cho biết. "Nếu một ngày nào đó biến đổi khí hậu trở nên không thể cứu vãn nổi, thì tôi hy vọng rằng con người có thể rời địa cầu, định cư ở một hành tinh khác. Và cho dù nơi hạ cánh có là hành tinh nào, họ cũng vẫn có thể trồng cây, xây nhà, thành gia lập thất". "Sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta có thể thiết lập các khu định cư ngoài vũ trụ, nhưng lại không học được cách để sinh nở, duy trì nòi giống" - Edelbroek nói thêm. Sinh con ngoài vụ trụ là một phần của chính sách bảo hiểm cho loài người. Có vẻ đã sẵn sàng cả tiền bạc, tên lửa và người tình nguyện Vào cuối tháng 11/2018, cả thế giới còn sôi sục trước vụ nhà khoa học Hạ Kiến Khuê của Trung Quốc giúp sinh ra hai bé gái chỉnh sửa gene. Song theo Gerrit-Jan Zwenne, cố vấn của SpaceLife, thì có sự phản đối như vậy là bởi vì Hạ Kiến Khuê đã âm thầm tiến hành mà không cho ai biết. Thế nên, với hoạt động minh bạch của Space Life, tổ chức hy vọng sẽ nhận được sự đồng tình của công chúng. Thêm vào đó, hầu hết các phụ nữ mang thai đều cảm thấy thoải mái nếu bên cạnh họ là đầy đủ sự trợ giúp y tế cần thiết. Còn SpaceLife thì đảm bảo sẽ cử hẳn một đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản cho việc trợ sinh ngoài vũ trụ. Tất nhiên là với sự phát triển của y học hiện tại, nam nữ không nhất thiết phải ân ái mới có con trên sao Hỏa. Để bắt đầu cho sứ mệnh, Edelbroek đã tìm gặp, bàn chuyện hợp tác với một số công ty vũ trụ tư nhân. Ông cũng đã trò chuyện với những phụ nữ sẵn sàng vì tương lai của nhân loại, thậm chí tự tin luôn về các khoản hỗ trợ tài chính. Nhưng vẫn còn đó nhiều nghi ngại, rào cản và cả hành trình dài phải vượt qua Như mọi sinh vật sống trên Trái đất, con người cũng phải trải qua tiến trình tiến hóa lâu dài để thích nghi với trọng trường của hành tinh này. Giả sử SpaceLife an toàn đưa một bà mẹ mang thai ra đến rìa không gian, thì trong trường trọng lực yếu ấy, người phụ nữ này có thể sinh con một cách tự nhiên không? Rồi thì sau khi sinh, làm sao để hai mẹ con an toàn quay về Trái đất? Hiện tại thì để trở lại địa cầu, các phi hành gia vũ trụ phải làm một chuyến rơi tự do, sau đó bung dù, hạ cánh trên sa mạc Kazakhstan. Còn một chuyện tuy "nhỏ như con kiến" nhưng cũng khá là quan trọng nữa: Đứa trẻ sẽ được điền nơi sinh là ở đâu trên giấy khai sinh? Thêm vào đó, cho dù SpaceLife có thành công trong việc đưa một người ra rìa không gian sinh nở rồi trở về, thì đó cũng mới chỉ là bậc đầu tiên trong cái cầu thang dài như vô tận để đến cái đích "sinh tồn bền vững giữa vũ trụ". Và dẫu Zwenne có tự tin rằng, chỉ cần tiến hành thử nghiệm một cách minh bạch là được đồng thuận, thì điều đó cũng chẳng đảm bảo rằng, chuyện sinh thử ngoài không gian sẽ không vấp phải rào cản đạo đức nào. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV