Terra là một stablecoin phi tập trung có khả năng mở rộng và thu hẹp nguồn cung cấp nhằm hướng đến ổn định giá đơn vị. Token dự trữ do Terra cung cấp được gọi là Luna với nguồn cung cố định, tạo ra phần thưởng từ các giao dịch Terra. Tổng quan Với sự bùng nổ của nền kinh tế phi tập trung (Decentralized), các DApp (Decentralized Application – Ứng dụng phi tập trung) đang bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của sự bình ổn giá đối với các đơn vị tiền kỹ thuật số. Đặc biệt ở các dự án utility token, rất khó để xây dựng một nền kinh tế trên các token vốn đã bị đầu cơ giá vì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, với việc giá coin tăng giảm một cách bất thường với biên độ lớn như hiện tại, gần như không thể xây dựng được 1 hệ thống thương mại trao đổi dựa trên các đồng coin đó. Chình vì vậy, mặc dù đã trải qua hơn 2 năm phát triển với rất nhiều các đơn vị tiền kỹ thuật số trên thị trường, vẫn chưa có một hệ thống thương mại nào thực sự ổn định và sử dụng tiền kỹ thuật số để làm đơn vị thanh toán. Từ đó, nhiều người đã nhìn ra được cơ hội rất lớn từ sự phát triển của một loại tiền ảo với giá ổn định (Hãy tưởng tượng là Cryptocurrency có thể thực sự thực hiện được vai trò là một “currency”), hay có thể gọi là một “stable-coin”. Tuy nhiên, để xây dựng được một stable coin đòi hỏi một hệ thống cực kỳ phức tạp, từ cách tổ chức kinh tế cho đến nền tảng kỹ thuật. Vì vậy, mặc dù tiềm năng cực kỳ to lớn nhưng cho tới nay, chưa có stablecoin nào thực sự thành công, ngay cả USDT cũng gặp rất nhiều vấn đề như chúng ta đã thấy vừa qua, và cả những tin đồn liên quan tới Bitfinex từ Q3 – Q4 năm 2017. Terra là một stablecoin phi tập trung có khả năng mở rộng và thu hẹp nguồn cung cấp nhằm hướng đến ổn định giá đơn vị. Với ưu thế vượt trội hơn so với các loại tiền tệ pháp định, Terra hoạt động dưới sự bảo hộ phi tập trung xét theo khả năng thanh toán, loại bỏ các rủi ro sai sót và các ‘cuộc tấn công của Soros’. Ngoài ra, Terra còn tham gia vào chi tiêu tài chính phi tập trung, đảm bảo rằng sự tăng trưởng kinh tế được phân phối một cách công bằng thông qua cơ chế đồng thuận dân chủ, thay vì một hệ thống chính trị hợp thành từ các đại biểu được bầu. Binance Labs khi đầu tư vào Terra đã nói rằng, Stablecoin là cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái (Crypto) và họ rất vui khi được hỗ trợ team Terra: https://twitter.com/BinanceLabs/status/1035925334036602880 Ngoài Binance, Terra cũng được đầu tư bởi các sàn giao dịch rất lớn khác trên thế giới như Upbit, Huobi Capital, OKEx. Để có thể vận hành một loại tiền tệ bằng một giao thức phân cấp, đồng tiền đó phải cung cấp một khoản dự trữ với các loại thuế thu được từ mạng của mình. Terra có thể làm điều này bằng cách tính phí giao dịch từ mạng lưới blockchain, do thuế cũng chỉ là phí giao dịch trên một mạng thanh toán quốc gia. Tuy nhiên, không giống như các sơ đồ tiền tệ pháp định, một chương trình tiền tệ giao thức phải duy trì một khoản dự trữ toàn phần chứa đựng các tài sản phi tập trung. Thông qua việc duy trì một khoản dự trữ toàn phần phi tập trung, hệ thống có thể hoạt động thông qua việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các vòng thu hẹp (contractions) được tài trợ đầy đủ. Terra sẽ được triển khai trên nhiều nền tảng thương mại, như là phương tiện trao đổi khi thanh toán mua sản phẩm và dịch vụ. Giá trị của token sẽ được gắn với một loại tiền tệ fiat, chẳng hạn như đô la Mỹ (trong thời gian này). Token dự trữ do Terra cung cấp được gọi là Luna đi kèm với nguồn cung cố định. Luna token tạo ra phần thưởng từ các giao dịch Terra và do đó đánh giá cao về giá trị thông qua việc sử dụng giao thức Terra. Ta có thể thấy, Terra có triển vọng trở thành một đơn vị “tiền” thực sự trên Crypto chứ không chỉ là một giá trị để trao đổi qua lại trên các sàn giao dịch. Hệ sinh thái sẵn có Khi nhắc đến “sức mạnh” của một đồng coin, nhiều người thường nghĩ tới nền tảng công nghệ hay ý tưởng đột phá. Nhưng trên thực tế, một hệ sinh thái lớn và vững vàng mới là lý do quyết định tới sự bền vững của coin, vì hệ sinh thái mới là nơi có thể đảm bảo được khả năng thanh khoản, cũng như tạo ra giá trị sử dụng thực tế của cryptocurrency tương ứng. Công ty đứng sau Terra, TMON (Ticket Monster) là một trong 10 công ty thương mại điện tử lớn nhất tại Hàn Quốc, với giá trị công ty lên tới 3.5 tỷ USD. Daniel Shin sáng lập TMON đồng thời cũng là sáng lập Terra nói: “Hãy tưởng tượng đến Amazon và nhấp vào “Terra pay” khi thanh toán. Bạn không cần ví và những thứ rườm rà khác. Tất cả những gì bạn biết là có một thỏa thuận tốt hơn”. Để đơn giản, có thể hình dung về Terra như là Alipay trên Blockchain. Với nền tảng thương mại điện tử tỷ đô và một liên minh thương mại điện tử hơn 40 triệu người dùng đang hoạt động, Terra hoàn toàn có cơ sở khi đặt mục tiêu trở thành một stablecoin mang tính ứng dụng thực tế chứ không chỉ đơn thuần là đơn vị trung gian cho đầu cơ trên các sàn giao dịch cryptocurrency như hầu hết các stablecoin hiện giờ. Liên minh thương mại điện tử đang hoạt động này tạo ra hệ sinh thái với 25 tỷ USD cho một thanh khoản lớn thực sự khi Terra được áp dụng. TMON (Ticket Monster) Ticket Monster Inc. được thành lập vào năm 2010 bởi Daniel Shin và là một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc hiện nay. Trong năm 2014, 70% giao dịch của Ticket Monster đã được hoàn thành trên thiết bị di động và cơ sở khách hàng của nó tiếp tục mở rộng sang nhiều phân đoạn độ tuổi khác nhau. Công ty hoạt động trong ba ngành dọc chính là – Hàng hóa, Địa phương và Du lịch – và cung cấp hơn 47,000 SKU (Stock Keeping Unit – Đơn vị lưu kho) thông qua quan hệ đối tác với khoảng 15,000 người bán. Sau hai vụ mua lại của Living Social và sau đó là Groupon, công ty thương mại điện tử Hàn Quốc mất sức mạnh nền tảng do các đối tác phương Tây của nó phát triển từ thương mại xã hội sang bán sản phẩm thuần túy. Trong năm 2015, TMON tách khỏi Groupon với khoản đầu tư từ quỹ cổ phần tư nhân KKR và Shin lấy lại quyền kiểm soát quản lý của công ty, đồng thời đưa TMON trở lại là chính mình, một đối thủ đáng nể trong cuộc đua thương mại điện tử khốc liệt ở Hàn Quốc. Tiki.vn – một thành viên trong Terra Alliance Một cái tên hết sức quen thuộc tại Việt Nam với lượt truy cập 35 triệu mỗi tháng. Tiki là một trang thương mại điện tử có nền tảng vững chắc và lượng người dùng trung thành đông đảo. Ra đời như một website bán sách, sau 7 năm, Tiki trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu, câu chuyện Tiki gợi cảm hứng về một Amazon Việt Nam. Tiki là một công ty được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam tới thời điểm này. Vào tháng 1/2018, Tiki xác nhận hợp tác với JD.com, một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Trung Quốc, cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Alibaba. Liên Minh Terra (Terra Alliance) vẫn đang tiếp tục được mở rộng. Với quan hệ sâu rộng trong ngành thương mại điện tử, Daniel Shin và Terra đang tạo ra một nền kinh tế số vững mạnh cho những ứng dụng thực tế của Terra, ngay cả khi đồng stablecoin này vẫn còn chưa ra đời. Hỗ trợ từ nhiều quỹ lớn Với dài hạn, tiềm năng ứng dụng của Terra đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, đội ngũ Terra cũng không chỉ quan tâm tới tầm nhìn xa xôi. Ngay ở trong thị trường tiền kỹ thuật số, Terra cũng có những đối tác thực sự lớn hỗ trợ cho dự án. Với nền tảng mạnh và quan hệ rộng, Terra thu hút sự đầu tư của Kakao Ventures, Kakao Investment, Dunamu & Partners, Hashed,… đều là những tổ chức đầu tư lớn và uy tín hàng đầu tại Hàn Quốc, nơi hoạt động chính của nền tảng thương mại điện tử TMON. Nhưng không chỉ Hàn Quốc, Terra cũng nhận được đầu tư từ hàng loạt các quỹ đầu tư lớn khác như 1kx, Kenetic, GBIC, Monex Group, Translink Capital,… Hay đặc biệt là Polychain Capital, một trong những quỹ đầu tư Crypto đầu tiên được hậu thuẫn bởi Sequoia Capital, quỹ đầu tư mạo hiểm uy tín hàng đầu ở Mỹ với các thương vụ thành công như Apple, Google, Oracle, PayPal, Stripe, YouTube, Instagram, Yahoo! và WhatsApp… Terra là dự án đầu tiên và duy nhất tại Hàn Quốc đã được đầu tư bởi Polychain Capital. Dự án hiện được hỗ trợ bởi bốn trong số các sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới là Upbit, Huobi Capital, OKEx và Binance, tất cả đã cùng nhau hợp tác với Terra với số vốn 32 triệu đô la Mỹ. Được đầu tư bởi các sàn lớn nên việc niêm yết trên các sàn là không phải là vấn đề với Terra. Các sàn sẽ không để dự án mà mình đầu tư bị xuống giá nên sẽ có những hỗ trợ cần thiết. Đặc biệt hơn, thỏa thuận đầu tư là một vòng đầu tư dựa trên token chứ không phải là một khoản đầu tư cổ phần, điều đó giúp giá trị token được đảm bảo khi ra mắt và niêm yết công khai. Terra có kế hoạch tổ chức một đợt bán private trong một vài tuần để có thêm tiền vào quỹ giữ ổn định giá cho Terra. Mô hình stablecoin Terra Giao thức Terra đảm bảo được khả năng thanh toán bởi một khoản dự trữ toàn phần, giúp giữ lại giá trị của nó từ phí giao dịch thu được từ mạng lưới. Giao thức hoạt động thông qua sự đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo rằng giá trị thị trường của khoản dự trữ lớn hơn giá trị của Terra đang lưu hành. Với mỗi khoảng thời gian được xác định trước, giao thức tham gia vào các cơ chế sau để ổn định giá của Terra: Ước lượng giá thông qua phiếu bầu của người gửi tiền (deposit holder vote) và Duy trì dự trữ toàn phần (Full Reserve) Ước lượng giá thông qua phiếu bầu của người gửi tiền (deposit holder vote): Các giao thức ước lượng mức giá hiện tại của Terra liên quan đến tài sản mà nó gắn với bằng cách lấy số phiếu bầu (có giá trị tính bằng cổ phiếu) của người gửi tiền trong Stability (Dự trữ Ổn định). Duy trì dự trữ toàn phần: Giao thức duy trì một “dự trữ ổn định” được tạo thành từ tiền gửi của người dùng với tiền thưởng khác nhau để đảm bảo hệ thống over-reserved. Giao thức xác định Luna token với nguồn cung cấp cố định tạo ra tiền thưởng từ các giao dịch của Terra, được thanh toán cho các khoản đóng góp vào sự ổn định giá và tính công bằng của hệ thống. Người dùng được khuyến khích đặt cọc Luna vào Reserve, vì tiền gửi mang lại thu nhập từ phí giao dịch thu được từ mạng lưới. Giao thức áp dụng một khoản phí nhỏ biến thiên từ các giao dịch Terra, được hiệu chỉnh để đảm bảo rằng giá trị thị trường của Stability Reserve vượt quá nguồn cung lưu hành của Terra. Hệ thống Terra ổn định giá bằng cách mở rộng và thu hẹp nguồn cung ứng tiền: Giao thức mở rộng và thu hẹp nguồn cung cấp token Terra để hiệu chỉnh tỷ giá hối đoái, tận dụng Học thuyết số lượng tiền nguồn cung ứng tiền trực quan = mức giá. Khi tỷ giá hối đoái của Terra thấp hơn giá cố định, quỹ dự trữ mua đứt Terra từ thị trường và burn nó, thu hẹp nguồn cung ứng tiền với mức giá = nguồn cung tiền. Khi tỷ giá hối đoái của Terra nhỏ hơn giá cố định, hệ thống tạo ra Terra mới và lấy các đề xuất/phiếu bầu từ các cổ đông của Luna để tham gia vào chi tiêu tài chính phi tập trung để cải thiện hệ thống. Như vậy, dù Terra là stablecoin, nhưng Luna token lại rất quan trọng giúp điều giá của Terra. Luna là tài sản phi tập trung vừa cung cấp giá trị cho quỹ dự trữ, vừa giúp minh bạch và phân tán hệ thống Terra. Terra giữ giá là Stablecoin nhưng Luna, với nguồn cung cấp hữu hạn sẽ tăng giá theo giá trị ứng dụng thực của hệ thống cũng như nhu cầu thị trường. Việc stake Luna vào quỹ dự trữ cũng mang lại lợi ích tư phí giao dịch của Terra trên hệ thống dự kiến sẽ rất nhiều giao dịch nếu Terra ứng dụng được vào hệ sinh thái thương mại điện tử mà team phát triển đang xây dựng. Các thông tin về Luna token và stablecoin Terra: Nguồn cung: 1 tỷ token Token Luna và Terra sẽ bị khóa trong 3 tháng sau khi lên sàn. Sau đó, Luna sẽ được vesting hàng tháng trong 6 tháng tiếp theo, còn Terra thì 15 tháng Cách phân phối token Luna: 40% – dành cho các đối tác của Terra Alliance, hệ sinh thái và các nhà đầu tư chiến lược đầu tiên; 20% – dành cho Quỹ dự trữ ổn định; 20% – dành riêng cho các thành viên trong nhóm; 20% – dành cho cả nhà đầu tư Private-Sale và Public-Sale Team Từ các nhà toán học đến các nhà khoa học và chuyên gia tài chính, với nguồn gốc từ nhiều công ty khác nhau như Apple, Microsoft và Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, nhóm này mang đến nhiều kỹ năng tạo nên giao thức Terra. Daniel Shin là một trong những người đồng sáng lập. Ông cũng là người sáng lập và là giám đốc điều hành của TicketMonster, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Hàn Quốc. Ông cũng là người đồng sáng lập và là thành viên hội đồng quản trị của Fast Track Asia, một công ty đã thành lập và bán nhiều doanh nghiệp khác như Fast Five và FoodFly. Daniel nổi tiếng với chuyên môn và mạng lưới sâu trong thương mại điện tử. Ông có bằng Cử nhân Kinh tế của trường Wharton Undergrad. Do Kwon là một người đồng sáng lập khác của Terra. Ông cũng thành lập và là CEO của Anyfi. Trong suốt thời gian ở Anyfi, Do Kwon đồng sáng chế và có một số bằng sáng chế quan trọng của công ty về các hệ thống định tuyến và mạng phi tập trung. Ông cũng là kỹ sư phần mềm tại Microsoft và Apple, và tốt nghiệp Khoa học Máy tính tại ĐH Stanford. Nicholas Platias là Trưởng phòng Nghiên cứu. Trước đây đã thành lập Guru Labs, ông cũng phát triển các thuật toán và hệ thống phân tán tại Nest và RelatelQ. Nicholas học Toán và Khoa học Máy tính tại Stanford và đã giành được nhiều huy chương tại các giải Olympic Toán quốc tế. Evan Kereiakes là nhà nghiên cứu tài chính. Ông làm việc tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York trong hơn 7 năm. Ông là Giám đốc danh mục đầu tư Nhật Bản cho danh mục dự trữ ngoại hối. Trước đó, ông là một nhà phân tích kinh tế tại Kho bạc Hoa Kỳ, cũng đã làm việc với Hội đồng Kinh tế Nhà Trắng. Evan học kỹ thuật tại Duke và Đại học Illinois, cũng có bằng MBA của Đại học Chicago. Don Kim là Giám đốc kinh doanh. Don là Giám đốc phát triển kinh doanh tại GOPAX trao đổi tiền điện tử của Hàn Quốc. Trước đó, ông là một sĩ quan ngoại giao quân sự cho Không quân Hàn Quốc và nghiên cứu Chính phủ tại Harvard. Wayne Shu là người đứng đầu chiến lược. Sau khi rời Stanford để tham gia vào nhiều dự án, Wayne thấy tiềm năng về tiền điện tử để thay đổi cách thức hoạt động của các công trình tài chính hiện đại. KJ Lee là người đứng đầu sản phẩm. Ông đã mang đến bàn mười tám năm kinh nghiệm trong quản lý và phát triển dự án. KJ cũng từng là Trưởng phòng Phát triển tại Mesh Korea, cũng đã thông qua TicketMonster với tư cách là Chủ sản phẩm. Ông là chuyên gia về hậu cần, chuỗi cung ứng và quy trình thanh toán. CJ Han là Giám đốc Tài chính. Với tám năm kinh nghiệm trong quản lý danh mục đầu tư cũng như trong kinh doanh thu nhập cố định, tiền tệ và hàng hóa, ông cũng có bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Pennsylvania. Gigi Kwon là Trưởng phòng Truyền thông. Cô là Giám đốc tiếp thị tại Uber, là Giám đốc khu vực về tiếp thị của công ty và CRM của Eats Uber và các chiến dịch trực tuyến trả tiền. Gigi cũng là một cựu cộng sự tại một cơ quan PR có trụ sở tại New York, giữ chức danh Truyền thông của Đại học Pennsylvania. So sánh với decentralized stablecoin khác: MarkerDao (DAI) Hiện tại, nền tảng MakerDao và stablecoin DAI hạn chế sử dụng thế giới thực ngoài việc cho vay ký quỹ để tài trợ cho giao dịch tiền điện tử. Dai có thể được mua và sử dụng bởi hầu hết mọi người, nhưng nó vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc cố gắng mở rộng khả năng áp dụng, lĩnh vực ứng dụng và truy cập vào các dịch vụ tài chính. Ví dụ, không có doanh nghiệp tiêu chuẩn nào sẽ tạo ra DAI (về cơ bản là vay DAI) trên nền tảng bởi vì bạn sẽ phải mạo hiểm để mất khoản tài sản thế chấp của mình vào tay một “keeper” ngay trong đêm và ngày hôm sau thức dậy thấy mình nghèo đi 15%. Terra đạt được sự ổn định cho giỏ tiền tệ bằng cách điều chỉnh nguồn cung tiền, sử dụng token Luna ổn định để ký hợp đồng cung tiền khi cần thiết. Luna ban đầu được quy đổi bởi các loại tiền tệ pháp định và tính một mức phí giao dịch nhỏ trên các giao dịch Terra. Điều này mang lại cho Luna tiện ích thực sự như một cơ chế ổn định bởi vì giá trị của nó được quy đổi bởi các loại tiền tệ pháp định toàn cầu và phí giao dịch Terra, đây là một cách tiếp cận khác với cách của MakerDao. Chủ sở hữu Luna đang thực hiện một tiện ích vì lợi ích của hệ sinh thái, chẳng hạn như đặt các token của họ trong dự trữ ổn định (stability reserve) hay kiếm được các khoản phí giao dịch này. Điều quan trọng cần lưu ý là tài sản của bạn sẽ không bị tịch thu như trong mô hình MakerDao. Giải pháp phi tập trung nên giảm chi phí cho số lượng người dùng nhiều nhất, thay vì tăng chi phí. Do đó, giao thức MakerDao và Dai vẫn chưa giải quyết được trường hợp sử dụng stablecoin tối ưu – tạo ra một loại tiền tệ phi tập trung sẽ được mọi người sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Có nhiều biến thể khác trên mô hình MakerDao, chẳng hạn như Havven, BitShares, nhưng tất cả chúng đều có chức năng giống nhau đó là có một thiếu sót trong thiết kế giao thức khiến chúng hao tốn tiền của và ngăn cản việc áp dụng thực sự, hoặc tệ hơn sẽ gây nên những thiệt hại đáng kể. Cộng đồng Dù có hệ sinh thái rộng lớn. Tuy nhiên, Terra mới bắt đầu phát triển cộng đồng cryptocurrency. Thông tin đầu tiên Terra công bố ra rộng rãi là tin tức về một loạt các sàn và quỹ lớn đã đầu tư vào Terra. Trên kênh Telegram dự án Terra cũng đã thu hút hơn 3,300 thành viên. Dự án vẫn đang trong giai đoạn pre-sale, các hoạt động truyền thông, marketing chưa được team thúc đẩy mạnh. Nhưng trong cộng đồng đã bắt đầu xuất hiện nhiều thông tin chia sẻ về dự án tiềm năng này. Khá nhiều pool pre-sale đã bắt đầu thực hiện deal với dự án với các mức giá khá chênh lệch nhau. Hiện tại, Terra đang chuẩn bị bước vào giai đoạn Pre-Sale: 06/01/2019: Mở Whitelist & KYC cho Pre-Sale 10/01/2019: Kết thúc KYC và bắt đầu Pre-Sale 14/01/2019: Kết thúc Pre-Sale Ngoài ra, trong thời gian tới, Tiki sẽ có buổi livestream cùng với đại diện của Terra tại Việt Nam – anh Hoàng Linh (CEO của Insight Group). Thông tin sẽ được cập nhật trên kênh truyền thông của Terra Việt Nam Các kênh thông tin về Terra: Website: https://terra.money Telegram: https://t.me/terramoney Medium: https://medium.com/terra-money Twitter: https://twitter.com/terra_money Youtube: goo.gl/dJCYxV TERRA Vietnam: Telegram Group: https://t.me/terravietnam Telegram Channel: https://t.me/terravietnamchannel Bài viết Terra là gì? Tổng quan về dự án Terra, Luna token và stablecoin Terra đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Blog Tiền Ảo. Nguồn: Blogtienao