Những sáng tạo nổi bật trong ngành hàng không vũ trụ 2018 mở ra cơ hội cho các hãng hàng không, vũ trụ lớn như NASA, Boeing, Airbus tiếp tục sáng tạo và đổi mới trong năm 2019. 2018 là một năm sôi động với ngành hàng không – vũ trụ thế giới khi các nhà chế tạo và khoa học tiếp tục trình làng những thiết kế sáng tạo mới phục vụ cho hàng không và khám phá vũ trụ. Từ con tàu thăm dò Sao Hỏa Insight của NASA đến tàu thăm dò Mặt Trời với tên gọi Parker Solar,…có rất nhiều công nghệ hàng không – vũ trụ ấn tượng trong suốt một năm qua. Hãy cùng chuyên trang PopSci điểm qua 9 sáng tạo nổi bật nhất dưới đây: Tàu thăm dò Parker Solar của NASA là một tiến bộ vượt bậc của nhân loại trên hành trình khám phá Mặt Trời, ngôi sao lớn nhất Thái Dương Hệ. Tàu được phóng lên từ tháng 8/2018 và có thể đạt tốc độ lên tới 692 ngàn km/h, phá vỡ kỷ lục 247 ngàn km/h của Helios-2. Tàu dự kiến sẽ có 24 lần tiếp cận Mặt Trời trong sứ mệnh kéo dài 7 năm. Khoảng cách gần nhất mà tàu sẽ tiếp cận với Mặt Trời là gần 6 triệu km. Mặc dù phải đối mặt với sức nóng khủng khiếp của vành nhật hoa và nhiệt độ có thể phải chịu lên tới 1.371 độ C, tuy nhiên nhiệt độ thực tế bên trong tàu chỉ khoảng 30 độ C. Khả năng chống nóng ấn tượng của tàu nhờ tấm chắn nhiệt, cấu tạo từ lớp bọt composite carbon kẹp giữa hai tấm carbon. Lớp bọt này nhẹ đến nỗi có tới 97% khối lượng là không khí, giúp cách nhiệt tốt hơn. Lá chắn có đường kính 2,4m, dày 11,4cm và nặng 72,5kg. Tấm chắn có thể chịu được nhiệt độ lên tới 1.400 độ C. CIMON – trợ lý ảo do Airbus và IBM chế tạo Trợ lý robot CIMON có chức năng xử lý và cung cấp dữ liệu, hỗ trợ phi hành trên trạm vũ trụ ISS. Robot CIMON là thành quả hợp tác gữa Airbus và IBM. CIMON có hình dạng như một quả cầu với mặt trước là màn hình luôn luôn tươi cười. Có thể coi CIMON giống như Siri hoặc một trợ lý ảo cá nhân nhưng được trang bị trí tuệ giúp các phi hành gia trong việc sửa chữa, nghiên cứu và học tập rất tiện lợi. Robot tích hợp sẵn phần mềm trí tuệ nhân tạo Watson của IBM, có thể trò chuyện tự nhiên và trôi lơ lửng trong môi trường không trọng lực trên ISS. Theo công bố, CIMON nặng khoảng 5kg và làm từ nhựa và kim loại. Sau khi được phóng trở lại trạm ISS vào tháng 6/2018, CIMON đã trở thành người bạn thân thiết với các phi hành gia trong nhiều hoạt động nghiên cứu. Hồi tháng 4/2018, NASA đã phóng thành công vệ tinh TESS từ tên lửa đẩy SpaceX Falcon 9. TESS bắt đầu hoạt động từ ngày 25/7/2018. Nhiệm vụ quan trọng của TESS là tìm kiếm sự sống từ các hành tinh ngoài Trái Đất. Cứ khoảng 2 tuần/lần, TESS sẽ gửi những kết quả khảo sát mới nhất về NASA. TESS sẽ theo dõi khoảng 200 ngàn ngôi sao xung quanh Thái Dương Hệ và tìm kiếm những bằng chứng sự sống. Nếu tìm được những hành tinh mới, giới khoa học sẽ có thêm hiểu biết về vũ trụ và mở ra những phương án dự phòng quan trọng cho nhân loại trong tương lai. So với kính viễn vọng Kepler, phạm vi quan sát của TESS rộng hơn gấp 400 lần nhưng chi phí chế tạo TESS lại rẻ hơn một nửa với chỉ khoảng 336 triệu USD. Hôm 27/11, tàu thăm dò Insight đã đáp thành công lên bề mặt của Sao Hỏa sau khoảng "7 phút kinh hoàng" phải lao qua bầu khí quyển của hành tinh Đỏ. Vận tốc khi di chuyển vào bầu khí quyển của tàu lên tới 19.800km. Tuy nhiên nhờ lớp cách nhiệt bên ngoài có thể chống được nhiệt độ tới 1.500 độ C nên tàu đã đáp đất an toàn. Tàu thăm dò trị giá gần 1 tỷ USD của NASA có nhiệm vụ lắp đặt địa chấn kế và đầu dò nhiệt để thăm dò địa chất của Sao Hỏa. Không giống các mẫu robot thăm dò trước đây như Curiosity, tàu Insight có nhiệm vụ tìm hiểu sâu hơn về lớp lõi của Sao Hỏa, làm cơ sở để phát hiện núi lửa và xác định động đất hoặc chấn động do thiên thạch gây ra. Trực thăng H160 của Airbus Từng được giới lần đầu dưới dạng nguyên mẫu tại triển lãm Heli-Expo tại Florida, Mỹ hồi tháng 3/2015 và sau đó là RCA 2017, mẫu trực thăng dân dụng H160 mới của Airbus nhận được rất nhiều phản hồi tích cực và sự ngóng chờ của người tiêu dùng. Trực thăng Airbus H160 là sản phẩm từ phòng nghiên cứu thiết kế của Peugeot. Theo mô tả, H160 có trọng lượng 5,6 tấn, có thể trở được tối đa 12 người. Airbus cho biết, H160 trang bị động hai động cơ tuốc bin trực Turbomeca Arrano cho tốc độ lên tới 296km/h và tầm bay 833km. Khung trực thăng được làm từ vật liệu tổng hợp composite. Cánh quạt chính Blue Edge gồm 5 cánh, giúp giảm tiếng ồn và tăng tính ổn định cho máy bay. H160 có lượng nhiên liệu đủ hoạt động trong khoảng 4h10 phút. Trực thăng H160 có thể trưng dụng cho nhiều mục đích khác nhau như vận chuyển, gửi thư, chuyên cơ,… Mới đây trực thăng H160 đã có chuyến thử nghiệm đầu tiên tại Marignane, Pháp vào ngày 17/12 và mọi thứ đều diễn ra rất thành công. H160 dự kiến sẽ tới tay các khách hàng đầu tiên tại Anh vào năm 2019 hoặc 2020. Nguyên mẫu trực thăng có thể xoay cánh quạt V-280 Valor lần đầu có chuyến bay thử vào tháng 12/2017 và kỳ vọng sẽ trở thành phiên bản nhỏ và nhanh hơn so với V-22 Osprey của Boeing. Hãng Bell Helicopter đã có nhiều lần thử nghiệm V-280 Valor trong năm 2018, đơn cử như lần thử V-280 Valor bay gần sát mặt đất với tốc độ gần 150km/h ở Trung tâm của Bell Helicopter hồi tháng 2/2018. Sau đó tới tháng 8/2018, hãng tiếp tục thử nghiệm V-280 Valor ở chế độ cất cánh thẳng đứng và thông thường. Dự kiến đến năm 2019, V-280 Valor có thể sẽ được thử nghiệm trong quân đội Mỹ. Theo công bố, trực thăng có đạt tốc độ tới 519km/h, tầm hoạt động 3.900km và bán kính chiến đấu lên tới 1.500km. Hệ thống radar tầm ngắn Skyler của Raytheon Hãn sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ Raytheon đã chế tạo thành công hệ thống radar có tên Low Power Radar (LPR) hoặc Skyler, giúp quan sát không phận ở phạm vi ngắn, chính xác và trong khoảng thời gian ngắn hơn. Raytheon dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt hệ thống radar Skyler từ năm 2019. Thông thường phạm vi phủ sóng radar sẽ giảm xuống nếu độ nghiêng quá thấp. Tuy nhiên hệ thống radar Skyler của Raytheon có thể giải quyết được vấn đề này. Có kích thước khá nhỏ gọn, chỉ khoảng 1m2 nhưng Skyler sử dụng công nghệ tương tự như hệ thống radar trên các máy bay chiến đấu hiện đại, đặc biệt là phần mềm AESA giúp quét được các hình ảnh chất lượng cao dù vùng phủ sóng thấp. Mạng lưới radar Skyler có thể mở rộng độ bao phủ không phận ngay cả ở độ cao thấp, cung cấp dữ liệu quan trọng cho quân đội. Việc sử dụng loại radar này trên tháp viễn thông, tòa nhà hoặc các ngọn đồi sẽ rẻ hơn nhiều radar cỡ lớn. Ngoài ra, Skyler cũng cung cấp dữ liệu về các chuyến bay tầm thấp, drone, hỗ trợ điều tiết chuyến bay, dự báo thời tiết, phục vụ quân đội và chính phủ. Máy bay chạy băng năng lượng mặt trời Zephyr S HAPS của Airbus Vào ngày 5/8/2018, chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời Zephyr S HAPS của Airbus đã xác lập kỷ lục thế giới mới về thời gian bay không nghỉ trong suốt 25 ngày. Chuyến bay khởi khành từ Arizona, Mỹ và liên tục bay ở độ cao 21km so với mặt đất. Airbus Zephyr S HAPS có sải cảnh dài 25m, nặng 74kg và chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Máy bay trang bị hệ thống quản lý năng lượng tập trung, giúp duy trì nhiệt độ pin ổn định, đảm bảo tốc độ sạc và xả tối ưu nhất, góp phần hạn chế tiêu thụ năng lượng. Điều đặc biệt là nó có thể bay trên không khi bay qua vùng trời vào ban đêm. Đây là một kỳ tích hiếm có máy bay nào cùng loại làm được. Thực chất bộ đồ Gravity Jet Suit đã xuất hiện từ khá lâu nhưng gặp hạn chế vì thời gian bay ngắn và tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người mặc. Tuy nhiên trong năm 2018, bộ đồ này tiếp tục được cải tiến trở nên tốt hơn. Gravity Jet Suit gắn 5 động cơ phản lực ở tay và sau lưng. Nó giúp đưa người lái lên độ cao khoảng 4 mét với tốc độ tối đa lên tới 51km/h. Tất nhiên bạn có thể điều chỉnh tốc độ và hướng di chuyển dễ dàng. Lực đẩy của động cơ có thể lên tới 1000 mã lực. Bộ đồ đủ nhiên liệu cho một lần bay trong vòng 8 phút. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV