Xóa bỏ khoảng cách giữa khách hàng và người giúp việc Trên thực tế, lao động giúp việc thường nhận nhiều định kiến về học thức, thái độ và tính chất công việc. Nghề này thường được cho là không có thu nhập ổn định, mang tính chất tự phát, phù hợp với lao động nữ nông thôn. Họ cũng không được bảo hộ hay hưởng chế độ bảo hiểm lao động nào. Thêm vào đó, việc trả công không xứng đáng với sức lao động cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực giúp việc, đặc biệt là những lao động trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ. Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm giúp việc vẫn không ngừng tăng lên, đặc biệt tại các thành phố lớn. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng. Để giải quyết bài toán này, bTaskee đã phát triển mô hình ứng dụng giúp việc nhà theo giờ. Sáng lập bTaskee cho biết, người lao động có thể nhận được 51.000 đến 61.000 đồng cho một giờ làm việc, tương đương 12 triệu đồng mỗi tháng. Họ sẽ linh hoạt sắp xếp, công việc và không bị phụ thuộc. Ngoài ra, người giúp việc có quyền nhận hay từ chối công việc, cân bằng thời gian làm và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe. Anh Đỗ Đắc Nhân Tâm - CEO bTaskee nhấn mạnh tính chất xã hội của dự án: "Nếu để kiếm tiền, đây không phải dự án thu lợi nhuận trước mắt. bTaskee mong muốn xóa bỏ khoảng cách giữa khách hàng và người giúp việc, xem đó là thỏa thuận ngang hàng giữa các đối tác. Nếu không có sự thay đổi từ suy nghĩ, sự mất cân bằng của ngành sẽ vẫn tiếp diễn và cuộc sống của người giúp việc sẽ không được cải thiện". Anh Đỗ Đắc Nhân Tâm - CEO ứng dụng bTaskee. Lấy chất lượng nguồn nhân lực để làm mấu chốt tạo nên chất lượng dịch vụ, bTaskee đã triển khai gói bảo hiểm trị giá 100 triệu đồng cho các cộng tác viên giúp việc, nhằm đem đến môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. CEO bTaskee tin rằng: "Một người giúp việc hài lòng, sẽ tạo ra một dịch vụ khiến khách hàng hài lòng". CEO bTaskee cho biết, hiện tại, mô hình đã thu hút hơn 6.500 lao động nhàn rỗi và hơn 3.700 cộng tác viên giúp việc nhà trên hệ thống. Hơn 250.000 công việc đã được hoàn thành. "Người giúp việc hiện nay rất hoà đồng. Họ có kiến thức chuyên môn và có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Cảm giác không còn sự mặc cảm như trước", chị Phương Thuý, khách hàng bTaskee chia sẻ. Qua đó, khách hàng không còn đơn thuần là người sử dụng dịch vụ, mà là một phần giúp thay đổi định kiến, đem đến cái nhìn bình đẳng, nâng cao giá trị cho nghề giúp việc tại Việt Nam. Công nghệ thay đổi cục diện ngành giúp việc Người giúp việc 4.0 không phải chờ để được kêu đi làm hay gặp trường hợp không đúng như thỏa thuận ban đầu. Trên ứng dụng, các nhu cầu cần dọn dẹp nhà sẽ hiển thị và được mô tả cụ thể. Người giúp việc nắm được thông tin rõ ràng, chủ động nhận việc và liên hệ với khách hàng trên ứng dụng. Họ có thể chủ động sắp xếp thời gian, tối ưu hoá hiệu suất và nâng cao chất lượng làm việc. bTaskee mang đến những giá trị xã hội cho nghề giúp việc. Tính năng đánh giá hai chiều minh bạch, công khai trên ứng dụng đã tạo mối quan hệ công bằng, ngang hàng giữa khách hàng với người giúp việc. Công nghệ còn giúp giải quyết được các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình cung ứng dịch vụ như xử lý định vị, huỷ việc, thay đổi giờ làm khi có trường hợp khẩn... Khi có vấn đề phát sinh, người dùng có thể tự giải quyết trên ứng dụng. "Việc áp dụng công nghệ sẽ giảm thiểu chi phí vận hành cho các doanh nghiệp, tạo nên một thị trường giá cạnh tranh. Kèm theo đó, tỷ lệ nhận việc sẽ nhiều hơn, đem lại thu nhập cao hơn cho người giúp việc. Trong khi đó khách hàng được đáp ứng nhu cầu nhưng không phải trả mức phí cao để tìm người giúp việc", CEO bTaskee khẳng định. Phạm Vân Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn: VNExpress