Những sự thật có thể bạn chưa biết về các đại dương

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 28, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 130)

    Đại dương không những là nơi sinh sống của hàng ngàn loại động vật biển phong phú khác nhau mà ẩn chứa trong đó là vô vàn điều bí ẩn khiến con người luôn muốn tìm tòi và khám phá. Vậy các bạn biết được những gì về đại dương? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số điều thú vị để bồi đắp thêm kho tàng kiến thức của bản thân về lĩnh vực này nhé.

    Trước tiên, chúng ta cùng nắm bắt một số thông tin cơ bản về địa chất của đại dương:

    • Diện tích đại dương chiếm 71% bề mặt Trái đất (khoảng 362.000.000km2) và chứa 97% tổng lượng nước trên Trái đất.
    • Độ sâu trung bình: 12.200 feet (3.720m). Điểm sâu nhất của đại dương vào khoảng 36.198 feet (tương đương 11.033m) nằm tại Mariana ở tây Thái Bình Dương.
    • Những dãy núi hình thành chạy dọc theo các đại dương khoảng 40.000 dặm (tương đương 64.000km). Núi cao nhất là núi Mauna Kea, Hawaii, độ cao của chúng tính từ mực đáy của đại dương vào khoảng 33.474 feet (10.203m) và tính từ mặt nước biển là 13.680 feet (4.170m).

    [​IMG]

    Những thông tin có thể bạn chưa biết về các sinh vật sống tồn tại ở đại dương:

    • Đại dương cung cấp tới 99% không gian sống cho các sinh vật tồn tại được trong môi trường nước mặn. Trong đó hơn 90% môi trường sống này tồn tại ở vùng biển sâu được gọi là vực thẳm.
    • Các dải băng Nam Cực được hình thành và tan ra trên đại dương mỗi năm gần gấp đôi kích thước của đất nước Hoa Kỳ.

    [​IMG]

    • Áp lực nước tại điểm sâu nhất trong đại dương vào khoảng 8 tấn trên mỗi inch vuông, chúng tương đương với việc một người phải cố gắng giữ 50 máy bay phản lực cỡ lớn.
    • Các đại dương trên thế giới chứa gần 20 triệu tấn vàng.
    • Nhiệt độ trung bình của các đại dương là 2ºC, khoảng 39ºF.
    • 80% những thứ ô nhiễm ảnh hưởng đến biển và đại dương đều xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.
    • Chi phí nền kinh tế toàn cầu về vấn đề tử vong và bệnh tật từ các vùng nước ven biển bị ô nhiễm vào khoảng 12.800.000.000$ một năm. Trong đó ảnh hưởng của bệnh viêm gan khi ăn các hải sản ô nhiễm vào khoảng 7.200.000.000$. Ngoài ra, chất thải ô nhiễm từ đất liền có thể giết chết tới 1 triệu con chim biển, 100.000 động vật có vú và hàng nghìn tấn cá mỗi năm.

    [​IMG]

    • Có khoảng 4.000 rặng san hô trên toàn thế giới, tuy nhiên 60% còn lại có khả năng biến mất trong vòng 3 thập kỉ tới. Các nguyên nhân chính của sự suy giảm rặng san hô xuất từ việc đánh bắt hủy diệt của con người, ô nhiễm từ các loại rác thải đất liền, lượng khai phá du lịch lớn và sự nóng lên của bề mặt trên trái đất.
    • Có đến 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy thịt và vây, điều này làm cho một số loài cá mập quý hiếm bị tiệt chủng gây mất cân bằng sinh thái của đại dương.
    • Hơn 3,5 tỷ người phụ thuộc vào các đại dương cho nguồn thức ăn chính của họ. Trong 20 năm, con số này có thể tăng gấp đôi đến 7 tỷ người.
    • Tổng chiều dài của đường bờ biển trên thế giới vào khoảng 315.000 dặm, tương đương với quãng đường vòng quanh xích đạo 12 lần. Tuy nhiên, có đến hơn 60% đường bờ biển ở Thái Bình Dương và 35% đường bờ biển ở Atlantic Coast đang bị xói mòn theo hàng năm do mật độ dân cư tập trung sinh sống ngày càng tăng. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong phạm vi từ 60km đến 100km tính theo khoảng cách từ bờ biển vào khoảng 2,7 tỷ người.

    [​IMG]

    • 90% của tất cả các hoạt động núi lửa xảy ra trên trái đất đều tập trung ở đại dương trong đó tập trung lớn nhất là ở Nam Thái Bình Dương.
    • Nhiệt độ đóng băng ở các đại dương vào khoảng -1,9 độ C.
    • Dưới những áp lực vô cùng lớn của đại dương, nhiệt độ của nước biển có thể tăng lên rất cao (lên tới 400 độ C).
    • Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất, chỉ nắm giữ 1% lượng nước biển của Trái đất.
    • Hàng năm, có khoảng 10.000 đến 50.000 tảng băng trôi từ Bắc Cực ra các đại dương.
    • Các đại dương hấp thụ từ 30% đến 50% lượng cácbon đioxit được sinh ra từ sự nóng chảy của các nhiên liệu hóa thạch. Carbon dioxide được hấp thụ và vận chuyển xuống bởi sinh vật phù du.
    • Một số nhà khoa học ước tính rằng các đại dương có chứa khoảng 50 triệu tỷ tấn các chất hòa tan, cụ thể là muối gồm natri clorua, canxi, magie, muối thường, v.v...
    • Nước biển ở Đại Tây Dương chứa hàm lượng muối cao nhất trên thế giới.

    [​IMG]

    • Tỉ lệ tăng trung bình của mực nước biển vào khoảng 4-10 inches (10-25cm) trong vòng 100 năm qua. Mực nước biển sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi khí hậu đã ổn định, bởi vì đại dương phản ứng chậm với sự thay đổi của môi trường.
    • Dầu mỏ là một trong những nguồn tài nguyên vĩ đại nhất của đại dương. Nó được hình thành từ các trầm tích hữu cơ được bồi đắp qua hàng triệu năm từ xác của các động vật và sinh vật tồn tại ở dưới đáy đại dương, kết hợp với lớp bùn và phù sa. Trải qua khoảng thời gian dài cùng với nhiệt độ, áp suất thay đổi tạo nên các lớp trầm tích.
    • Đại dương của chúng ta là một khoảng trống sâu, tối và bí ẩn trong đó có đầy đủ các kỳ quan chưa được khám phá. Tạp chí National Geographic dự đoán, trong năm 2011, 86% các loài trên thế giới vẫn chưa được phân loại. Con số 86% này cũng có thể bao gồm một số các loài động vật lớn nhất, đáng sợ nhất mà mẹ thiên nhiên từng cho phép tồn tại.
    • Liệu bạn có nghĩ con người đã phát hiện ra tất cả những gì Trái đất mang đến, vì trên thực tế ta mới chỉ khám phá 5-7% đáy đại dương và ít hơn 1% chính đại dương nó. Chỉ có khoảng 5% đáy đại dương đã được khám phá ở một mức độ nhất định.

    [​IMG]
    Mực ống khổng lồ.

    • Mực ống khổng lồ đã đi vào huyền thoại cho đến khi nó được nhìn thấy còn sống vào năm 2001.
      Con mực khổng lồ thuộc họ Architeuthidae này là một sinh vật cư ngụ dưới đáy sâu đại dương. Nó có thể phát triển đến một kích thước ấn tượng 13m (43 feet) đối với con cái và 10m (33 feet) đối với con đực nhờ được tha hồ vùng vẫy dưới biển sâu. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy hình ảnh đầu tiên của một con mực khổng lồ sống trong môi trường tự nhiên vào năm 2004. Trong tháng 7 năm 2012 một con mực sống khổng lồ lần đầu đã được quay tại Chichi-jima.
    • Bơi trong đại dương là một trải nghiệm rất khác so với bơi ở bãi biển. Nếu bạn từng bơi ở bãi biển và cảm thấy kinh ngạc, thì cứ xác định bơi trong đại dương còn ghê gớm hơn nữa. Cho dù nhìn về phía trước, phía sau hoặc bên dưới, thì đều là bóng tối trong vòng 30-40 phút. Mặc dù bạn có thể không nhìn thấy bất cứ thứ gì, nhưng vẫn có một thế giới của những sinh vật xung quanh đang theo dõi bạn.
    • Mọi người rất sợ cá mập, nhưng sứa mới là mối đe dọa thực sự! Mặc dù đa số chúng ta sẽ trả lời là cá mập khi được hỏi điều gì ở biển khiến con người sợ nhất, nhưng trong thực tế sứa có số lượng nhiều hơn cá mập gấp 25-30 lần.
    • Có một phiến đá cao 30m nhô ra từ giữa Đại Tây Dương và có gần 20 người từng đặt chân tới đó.
      Phiến đá hay "cù lao" này được gọi là "Rockall" và cách 290 dặm (467 km) về phía tây của Vương quốc Anh (vì vậy nó không nằm giữa lòng Đại Tây Dương) và cách hòn đảo có người gần nhất (Outer Hebrides) 230 dặm (370 km). Năm 1971 Chúa Kennet đã bày tỏ "Không thể có nơi nào hoang vắng, tuyệt vọng và khủng khiếp hơn nơi này".
    • Có một khu vực được gọi là "White Shark Cafe" nơi cá mập trắng khổng lồ tụ tập.
      Cá mập trắng khổng lồ tập trung ở một khu vực sâu của Thái Bình Dương và được biết đến với cái tên "White Shark Cafe". Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác lý do tại sao những con cá mập này làm điều đó, mặc dù nghiêng về suy đoán chúng tụ tập vì thức ăn hoặc giao phối.

    Cập nhật: 28/12/2018 Theo Genk/kienthuc


    Tham khảo thêm


    Theo dõi cộng đồng KhoaHoc.tv trên facebook


    Bài viết Khám phá khoa học khác

    Xem thêm

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Những sự thật có thể bạn chưa biết về các đại dương

Share This Page