Trong khi chúng ta hiếm khi nghĩ về nó, bình nóng lạnh (hoặc bình nước nóng) trong nhà tắm thực sự là một quả bom hẹn giờ khổng lồ với khả năng nổ tung, gây thương tích nghiêm trọng và phá hủy ngôi nhà của bạn. Rất hiếm nhưng một khi xảy ra gặp tai nạn nổ, chúng có thể gây thiệt hại đáng kể về tài sản, thương tích và thậm chí tử vong. Tại Hà Nội đã ghi nhận một số trường hợp cháy nổ bình nóng lạnh. Rất may là chưa có thiệt hại về người. Dưới đây là những hình ảnh đáng sợ sau sự cố nổ bình nóng lạnh: Vụ nổ bình nóng lạnh mới nhất xảy ra tại một chung cư ở Hà Đông, Hà Nội. Bình nóng lạnh nổ thường dẫn đến chập điện gây cháy. Nguyên nhân nổ bình nóng lạnh là gì? Trước hết, để trả lời câu hỏi này chúng ta nên biết về nguyên lý và cấu tạo của bình nóng lạnh. Có hai loại bình nóng lạnh cơ bản, bình nóng lạnh chạy điện và bình nóng lạnh gas. Loại chạy điện phổ biến hơn. Mỗi kiểu bình nóng lạnh khác nhau sẽ hoạt động theo cách hơi khác nhau, mặc dù tất cả các bình nóng lạnh nóng đều hoạt động theo nguyên tắc tương tự. Về cơ bản, tất cả bình nóng lạnh sử dụng hình thức đốt để làm nóng nước bên trong bể chứa. Tại sao bình nóng lạnh phát nổ? Một từ thôi: áp lực. Như bạn thấy, khi bình chứa làm nóng nước, thể tích của nó giãn ra (đây gọi là giãn nở nhiệt), làm tăng áp suất bên trong bể. Nó giống như cách áp lực tích tụ trong một nồi nước sôi. Nếu áp lực tăng quá cao, nó phải được giải tỏa theo một cách nào đó. Nếu không, đáy bình cuối cùng sẽ đẩy lên và phóng thẳng qua mái nhà của bạn. Rất may, lượng áp suất này hiếm khi xảy ra do bình nóng lạnh có van xả T & P (nhiệt độ và áp suất) (hay van an toàn). Nhiệm vụ của nó là giải phóng áp lực dư thừa, ngăn chặn bình nóng lạnh trở thành một quả bom. Khi áp suất trong bình chứa nước đạt đến mức nguy hiểm, công tắc trong van được đẩy lên (van mở ra), nước nóng được giải phóng và do đó giảm áp suất trong bình chứa. Do vậy, phòng chống bình nóng lạnh nổ chính là giảm áp lực trong bình bằng cách giữ cho nhiệt độ không quá cao. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ của bình nước nóng của bạn giữ ở khoảng 80 độ C là cao nhất (mức trung bình 40-45 độ C). Nếu nhiệt cao quá mức này có thể dẫn đến nước nóng bỏng và áp suất cao trong bình. Trường hợp bình sử dụng lâu ngày, hoặc chất lượng kém, rơ-le điều khiển nhiệt độ có thể bị hỏng, dẫn đến nước tiếp tục sôi hơn 80 độ C và sinh ra nhiều hơi. Với lượng hơi tiếp tục tăng như vậy, chỉ sau khoảng 20 phút là bình phát nổ nếu không được phát hiện kịp thời. Vì thế, hằng năm bạn nên bảo dưỡng định kỳ bình nóng lạnh để ngăn ngừa sự cố nổ xảy ra. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV