Chiếc răng hóa thạch là dấu vết sót lại của cuộc tấn công dữ dội trên không giữa con cá mập và thằn lằn bay sải cánh lớn gấp đôi. Nhóm chuyên gia ở Đại học Nam California bị sốc vì phát hiện hóa thạch loài bò sát bay đáng sợ với một chiếc răng cá mập cắm bên trong khi nghiên cứu xương ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles, Fox News hôm qua đưa tin. Họ cho rằng đây là kết quả khi con cá mập dài hai mét phi thân khỏi mặt nước để tấn công một con thằn lằn có cánh hay còn gọi là dực long lớn hơn nhiều với sải cánh 5,5 mét. Chiếc răng thuộc về Cretoxyrhina mantelli, loài cá mập phổ biến sống cùng thời với thằn lằn có cánh. Mẫu vật hóa thạch hé lộ con thằn lằn có cánh bị cá mập ngoạm vào cổ, để lại chiếc răng cắm sâu vào đốt sống. Nhóm nghiên cứu tìm thấy chiếc răng mắc kẹt giữa các đỉnh của đốt sống cổ, bằng chứng rõ ràng của vết cắn. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 14/12 trên tạp chí Khoa học Đời sống và Môi trường. Có thể cuộc tấn công xảy ra khi con thằn lằn có cánh dễ bị tổn thương nhất, dang rộng cánh sát mặt nước, theo Michael Habib, trợ lý giáo sư ở Trường y Keck thuộc USC kiêm trợ lý nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Dù thằn lằn có cánh có thể đáp xuống và cất cánh từ mặt nước, chúng khá vụng về trên biển và mất nhiều thời gian để bay lên. Chiếc răng thuộc về Cretoxyrhina mantelli, loài cá mập phổ biến sống cùng thời với thằn lằn có cánh. Chúng rất lớn, nhanh và khỏe, dài khoảng 2,4 mét, có hình dáng và hành vi khá giống với cá mập trắng lớn ngày nay dù chúng không có họ hàng. Đây là lần đầu tiên tương tác giữa loài cá mập này và thằn lằn có cánh được ghi nhận. Hóa thạch được khai quật vào những năm 1960 ở khu vực Smoky Hill Chalk thuộc bang Kansas, Mỹ, nơi từng là một phần của vùng biển nội hải rộng lớn ở cuối kỷ Phấn Trắng. Cú đớp của cá mập cổ đại còn uy lực hơn cả khủng long T. rex Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV