Trong nhiều thế kỷ, xe đập thành đã tỏ ra là một vũ khí chiến tranh hiệu quả do các cánh cổng, các bức tường gạch, đá xây dựng theo kỹ thuật cũ khá yếu và dễ dàng bị nứt vỡ khi tác động bằng lực. Xe đập thành (battering-ram) là tên gọi của một loại vũ khí thô sơ nhưng đã khiến rất nhiều tòa thành thời cổ đại sụp đổ. Đây là một công cụ dùng để phá hủy cổng gỗ hoặc tường gạch giúp cho binh lính tiến vào trong thành lũy. Về cơ bản, đây là một công cụ dùng để phá hủy cổng gỗ hoặc tường gạch giúp cho binh lính tiến vào trong thành lũy, công sự của đối phương. Bộ phận chính của nó là một thanh gỗ nặng. Theo các nhà nghiên cứu, vũ khí cổ đại này ban đầu có thể chỉ là một thanh gỗ đơn do nhiều người cùng bê. Sau đó, các bộ phận khác như bánh xe, trục treo và mái che dần dần được thêm vào. Việc sử dụng xe đập thành chủ yếu đòi hỏi sức mạnh cơ bắp, không cần quá nhiều kỹ năng. Để đạt hiệu quả công phá cao nhất, những người lính cần có sự phối hợp nhịp nhàng để trục gỗ đạt độ cao và tốc độ phù hợp nhằm có động lượng lớn nhất. Trong nhiều thế kỷ, xe đập thành đã tỏ ra là một vũ khí chiến tranh hiệu quả do các cánh cổng, các bức tường gạch, đá xây dựng theo kỹ thuật cũ khá yếu và dễ dàng bị nứt vỡ khi tác động bằng lực. Với những cú đánh lặp đi lặp lại, các vết nứt sẽ phát triển dần cho đến khi một lỗ hổng được tạo ra, đủ lớn cho phép người bên ngoài chui qua. Ở các bức tường kết cấu yếu, rạn vỡ dây chuyền có thể khiến cả một đoạn tường lớn sụp đổ. Không chỉ dùng để phá tường, xe đập thành còn được sử dụng như khiên che cho những bộ binh di chuyển ở bên trong khi áp sát thành lũy của đối phương. Ở các bức tường kết cấu yếu, rạn vỡ dây chuyền có thể khiến cả một đoạn tường lớn sụp đổ. Xe đập thành đã được sử dụng phổ biến cho đến cuối thời Trung cổ. Nó dần dần bị loại khỏi chiến trường khi thuốc nổ và đại bác ngày càng chiếm ưu thế trong các cuộc công thành. Một điều thú vị là cho đến nay, những phiên bản mini của xe đập thành vẫn được lực lượng cảnh sát một số nước sử dụng để phá những cánh cửa bị khóa. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV