Lần đầu tiên tái tạo hoàn chỉnh bộ xương sư tử túi thời tiền sử

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 14, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 157)

    Cấu trúc xương hoàn chỉnh cho phép các nhà khoa học hiểu sâu hơn về hành vi của loài sư tử túi sống ở thế Canh tân.

    Dựa vào những mẫu hóa thạch được tìm thấy gần đây bên trong hang động Komatsu ở thị trấn Naracoorte và hang Flight Star ở vùng đồng bằng Nullarbor, phía nam Australia, các nhà khoa học lần đầu tiên tái tạo hoàn chỉnh bộ xương của loài sư tử túi thời tiền sử sống cách đây 2.000.000 - 46.000 năm, Long Room hôm 12/12 đưa tin.

    [​IMG]
    Hình ảnh phục dựng loài sư tử túi. (Ảnh: Long Room).

    Sư tử túi (Thyalacoleo carnifex) được mô tả lần đầu vào năm 1859, sau khi các nhà khảo cổ tìm thấy mảnh xương sọ và xương hàm của chúng trong lớp trầm tích hồ Colongulac ở bang Victoria, Australia. Những thập kỷ sau đó, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm hóa thạch để hoàn thiện cấu trúc xương của loài thú có túi này.

    [​IMG]
    Bộ xương hoàn chỉnh của sư tử núi. (Ảnh: Long Room).

    Dù có tên gọi là sư tử, Thyalacoleo carnifex thực tế không có họ hàng với sư tử. Chúng được xếp vào bộ Hai răng cửa giống như các loài thú có túi ngày nay. Con trưởng thành dài trung bình 71 cm (chưa tính đuôi) và nặng khoảng 100 - 160kg. Chúng là một trong những loài động vật có vú ăn thịt lớn nhất sinh sống ở Australia trong thế Canh tân.

    Các phân tích trên bộ xương hoàn chỉnh đã chỉ ra rằng cơ thể của sư tử túi không thích hợp cho việc đuổi theo con mồi. Cấu trúc xương sống, xương đòn và xương chậu, cũng như đặc điểm của các chi cho thấy chúng là loài săn mồi theo kiểu mai phục. Sư tử núi còn được cho là có kỹ năng leo trèo thành thạo.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Lần đầu tiên tái tạo hoàn chỉnh bộ xương sư tử túi thời tiền sử

Share This Page