Sao chổi 46P/Wirtanen với ánh sáng màu xanh lá cây sẽ tiến gần đến mức người trái đất có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Một ngôi sao chổi nhỏ nhưng cực sáng mang tên 46P/Wirtanen đang lao ngày một gần về phía Trái đất, theo NASA. Đây là ngôi sao chổi thuộc "gia đình" sao Mộc, tức nhóm 400 sao chổi có quỹ đạo 20 năm trở xuống với điểm xa Mặt trời nhất trên quỹ đạo nằm gần sao Mộc. Sao chổi 46P/Wirtanen sẽ tỏa ánh sáng xanh lá cây tuyệt đẹp - (ảnh: NASA). Theo tính toán của NASA, sao chổi này sẽ tiến gần Trái đất nhất với khoảng cách 11,586 triệu dặm vào 13 giờ ngày 16/12 (theo giờ GMT, tức 20 giờ ngày 16-12 theo giờ Việt Nam), một khoảng cách cực gần trong thiên văn học. Đây sẽ là lần tiếp cận lần thứ 20 của các loại sao chổi tính từ thế kỷ thứ 9 sau công nguyên. Vị trí của sao chổi xanh lá cây so với sao Thiên Vương (Uranus), Mặt trăng (Moon) và sao Hỏa (Mars) - (ảnh: SPACE). Bạn không phải lo lắng về việc quan sát nó vì ngôi sao chổi này cực sáng. Khoảng cách tiếp cận rất gần, nó sẽ trông lớn như sao Mộc và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu bạn có một dụng cụ quan sát thiên văn chuyên nghiệp, nó sẽ vô cùng rực rỡ. Sao chổi 46P/Wirtanen được phát hiện từ năm 1948 bởi nhà thiên văn học Carl Wirtanen, tại Đài quan sát Lick (California - Mỹ) và đều đặn viếng thăm trái đất 5,4 năm một lần. Từ đó đến nay, loài người chưa bao giờ bỏ lỡ việc ngắm nhìn vật thể xanh lá cây đẹp đẽ này, trừ lần viếng thăm năm 1980, nó quá gần mặt trời nên không thể quan sát. Đường đi của sao chổi 46P trên bầu trời - (ảnh: SPACE). Theo các nhà khoa học, bạn có thể ngắm nhìn ngôi sao chổi này khi nhìn vào chân trời phía Đông, sau mỗi hoàng hôn, suốt cả tháng trời. Tuy nhiên, nếu nhìn bằng mắt thường, nó sẽ không quá sáng. Để quan sát rõ một vật thể trên trời đêm, bạn cần chọn một nơi có không gian trống và để mắt làm quen với bóng tối khoảng 20 phút trước khi bắt đầu quan sát. Trong khoảng thời gian sao chổi này đi qua gần trái đất nhất, đầu sao chổi có thể phình to với kích thước đến hơn gấp đôi kích thước mặt trăng. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV