Theo The Guardian, để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài côn trùng thụ phấn, một số quốc gia áp đặt lệnh cấm thuốc trừ sâu, nhưng cách tiếp cận này là không có lợi cho nông dân. Nhà nghiên cứu Đức Stephanie Christmann, một chuyên gia ở Trung tâm quốc tế chuyên nghiên cứu về nông nghiệp ở vùng đất khô cằn, đã đưa ra một giải pháp khác thay thế: loại bỏ chế độ độc canh, gieo trồng các loại cây đa dạng để thu hút côn trùng. Khoảng 80% cây trồng phụ thuộc vào sự thụ phấn của côn trùng, nhưng số lượng của chúng đang giảm do sử dụng thuốc trừ sâu, tình trạng phá hủy môi trường sống và biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, ở Đức, sự suy giảm các loài côn trùng thụ phấn trong những thập niên qua là 75% và ở Puerto Rico - 97%. Số lượng côn trùng thụ phấn đang giảm do sử dụng thuốc trừ sâu, tình trạng phá hủy môi trường sống và biến đổi khí hậu. Một số quốc gia, ví dụ, các thành viên EU, đã bỏ phiếu cấm các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm nhất như neonicotinoids và thực hiện các chương trình trồng các loài hoa dại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này là tốn kém và không mang lại lợi ích cho nông dân. Sau 5 năm nghiên cứu thực địa ở Uzbekistan và Morocco, Stephanie Christmann kết luận rằng, có thể cứu giúp côn trùng bằng cách gieo trồng trên ¼ diện tích canh tác bằng các loại cây hoa như hướng dương, gia vị và hạt có dầu, cây hoa dùng làm thức ăn gia súc và cây thuốc. Ngoài ra, cần tạo cho các loài côn trùng thụ phấn cơ hội để làm tổ, để riêng một số khu vực đất tơi xốp hoặc đặt các mẩu gỗ. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc trồng hỗn hợp các loài cây mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả con người lẫn thiên nhiên. Cách tiếp cận mới đã làm tăng thu nhập của nông dân và tăng số lượng và sự đa dạng của các loài côn trùng thụ phấn. Ngoài ra, nhờ vậy, năng suất đã tăng lên và số lượng sâu bệnh đã giảm Ví dụ, ở những vùng đất khô cằn, Stephanie Christmann đã tăng 561%, năng suất bí ngô, cà tím - 364%, đậu - 177% và dưa bở - 56%. Ở những vùng có đủ độ ẩm, năng suất cà chua đã tăng gấp đôi và ở miền núi, năng suất bí xanh đã tăng gấp ba lần. Theo nhà nghiên cứu Stephanie Christmann, cách canh tác mới phù hợp ngay cả đối với nông dân ở các nước nghèo nhất. Không cần công nghệ đặc biệt và thiết bị bổ sung, chỉ cần đầu tư một ít tiền trong việc mua hạt giống. Sắp tới, Christmann sẽ trình bày những phát hiện của mình tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học. Theo bà, cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi các biện pháp khẩn cấp, chẳng hạn như việc thông qua một công ước quốc tế để bảo vệ các loài thụ phấn. Sự tuyệt chủng của ong không phải là lý do duy nhất khiến nông nghiệp trên toàn thế giới cần những cách tiếp cận mới. Thực tế là sâu bệnh và cỏ dại nhanh chóng thích nghi với thuốc trừ sâu hiện có, cũng giống như vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh. Nếu không có hành động khẩn cấp, nhân loại bị đe dọa bởi tình trạng thiếu lương thực. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV