Cảm giác khó khăn khi phải ra khỏi giường vào mỗi sáng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng rối loạn dyania, một dạng dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ bị trầm cảm trong tương lai. Ai cũng đã từng có cảm giác khó khăn khi phải vùng dậy bước ra khỏi giường trong trạng thái còn ngái ngủ vào mỗi sáng. Nhưng nếu cảm giác này kéo dài và hình thành tâm lý ngại ra khỏi giường thì đó có thể là một chứng bệnh. Sự lười biếng là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta khó ra khỏi giường. Khó ai có thể cưỡng lại được sức hút của chiếc chăn ấm hay giấc ngủ đang ngon, để rồi chúng lại khiến bạn thiếp đi lúc nào không hay. Mọi người đều cho rằng, sự lười biếng là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta khó ra khỏi giường. Nhưng thực tế nó không phải là nguyên nhân chính làm nảy sinh tâm lý lười ra khỏi giường. Theo trang Psych2go, chính sự thoải mái của chiếc giường mới là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chúng ta. Nó gián tiếp khiến chúng ta mắc chứng rối loạn có tên dysania. Tuy không được công nhận về mặt y tế nhưng chứng bệnh này được định nghĩa khiến bạn cảm thấy khó khăn khi phải thức dậy mỗi sáng. Những người có biểu hiện mắc chứng bệnh dysania thường thích nằm ườn trên giường trong nhiều ngày và dần hình thành tâm lý lo lắng và sợ phải thức dậy. Họ thường có tâm lý sợ tiếng báo thức và đôi lúc còn có biểu hiện hoảng loạn khi nghĩ đến việc phải ra khỏi giường. Họ cảm thấy 7 tiếng ngủ với họ là không đủ và cần nhiều hơn thế. Ngay cả khi quyết chí tỉnh dậy, họ cũng khó có thể ra khỏi giường ngay lập tức. Tất nhiên nếu bạn đã bắt đầu có những cảm giác như vậy, cách tốt nhất là nên gặp bác sỹ để khám và chữa càng sớm càng tốt. Bởi lẽ theo các chuyên gia, dysania có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm hơn về sau này như trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc hội chứng đau xơ cơ. Người mắc chứng bệnh này luôn cảm thấy mệt mỏi trong người và cảm giác cực khó dứt khỏi chiếc giường. Người bị mắc chứng rối loạn thần kinh nếu không may mắc chứng dysania sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi trong người và cảm giác cực khó dứt khỏi chiếc giường. Vậy có cách nào điều trị hoặc làm thuyên giảm chứng bệnh này? Câu trả lời là chưa có một cách chữa trị đặc hiệu nhưng có vài mẹo nhỏ giúp bạn phòng tránh chứng bệnh này. Theo Cơ quan y tế quốc gia Anh (NHS), bạn có thể tham khảo một số cách sau để có được một giấc ngủ ngon, đủ giấc và không quá thèm ngủ khi thức dậy. Cụ thể như sau: Đi ngủ và thức dậy đúng một khung giờ nhất định mỗi ngày. Tốt nhất nên tập thói quen đi ngủ sớm và tránh xa các thiết bị điện tử. Hãy để phòng ngủ thực sự yên tĩnh và giữ cho căn phòng có một mức nhiệt độ phù hợp cho giấc ngủ. Nên nhớ không ngủ cùng vật nuôi hoặc gần nguồn có tiếng ồn. Bạn cần có một tấm nệm thoải mái nhất. Tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng tích tụ trong ngày nhưng tránh hoạt động mạnh vào buổi tối. Hạn chế caffein, hút thuốc, rượu bia và chất kích thích trước khi ngủ. Nên thư giãn trước khi ngủ bằng cách ngâm chân trong nước ấm, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ hoặc tập yoga nhẹ nhàng. Ghi mọi điều bạn còn lo lắng và băn khoăn trong ngày vào một tờ ghi chú việc phải làm ngày mai. Hãy tập thói quen không nghĩ về thứ gì trước khi ngủ. Do dysania không được công nhận về mặt y tế nên tỷ lệ mắc chứng bệnh này chưa được thống kê đầy đủ. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV