Cụ ông 90 tuổi ở Hà Nội chống gậy đi bộ giảm đau khớp

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Nov 29, 2018.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 118)

    "Tôi đi bộ hai vòng công viên tương đương với 2,5 km, cứ đi được một vòng lại nghỉ 15 phút", cụ ông cho biết.

    Từ hơn 20 năm trước, có biểu hiện đau nhức vùng cột sống thắt lưng, dây chằng và cơ bắp khi cử động, cụ Liệu được người nhà đưa đến viện kiểm tra. Các bác sĩ thăm khám cho biết chức năng sụn và chất nhờn các khớp của cụ bị suy yếu dẫn đến các đầu xương ma sát, va chạm trực tiếp với nhau gây đau nhức khi vận động. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về khớp mạn tính như thoái hóa sụn khớp, cột sống, viêm khớp, thường gặp ở người già.

    Cụ Liệu được bác sĩ kê đơn các loại thuốc Đông y, Tây y uống hàng ngày. Tuy nhiên, "vẫn phải kết hợp với đi bộ để đôi chân dẻo dai", cụ cho biết.

    [​IMG]

    Cụ Phan Văn Liệu (90 tuổi) hàng ngày chống gậy đi bộ tại công viên để rèn luyện đôi chân. Ảnh: Đình Tùng

    Với cụ Liệu, đi bộ là môn không cần tiêu tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Hôm nào buổi chiều không tập được, cụ Liệu chuyển sang đi bộ buổi sáng và luôn duy trì mỗi ngày suốt mấy chục năm nay. Theo cụ, đi bộ cũng giống như những môn thể thao khác, nó sẽ phát huy tác dụng nếu thể trạng phù hợp. Thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp cố gắng tiếp tục đi bộ nhanh, hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. "Khi đi bộ chậm rãi, tôi hoàn toàn không thấy mệt và các khớp chân cũng bớt đau nhức", cụ ông cho biết. "Hoạt động ở mức vừa phải sẽ thấy dễ chịu. Nếu cứ ngồi một chỗ, khi muốn vận động sẽ khó khăn hơn nhiều".

    Ngoài việc đi bộ để rèn luyện đôi chân, cụ Liệu còn tập bài phẩy tay Đạt ma Dịch cân kinh 30 phút mỗi ngày để rèn luyện khớp tay. Đây cũng là bài tập đơn giản, có thể chủ động thời gian và không gian.

    Phương pháp tập như sau: hai chân đứng thẳng với khoảng cách rộng bằng hai vai, toàn thân thả lỏng, hai vai và hai cánh tay buông tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, mắt nhìn thẳng về phía trước, thở đều và êm, tinh thần thư giãn thoải mái. Hai tay bắt đầu vung về phía trước tạo với cơ thể một góc 45 độ, sau đó vẩy ra sau, làm đi làm lại nhiều lần. Bài tập thúc đẩy khí huyết lưu thông, kinh mạch điều hòa, các tạng phủ trong cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ, thải độc, đưa các chất bổ dưỡng đến tạng phủ. Phương pháp này đã được các bác sĩ Trung Quốc chứng minh hiệu quả với bệnh đau nhức xương khớp.

    [​IMG]

    Động tác đơn giản trong bài tập Đạt ma Dịch cân kinh.

    Cụ Liệu còn kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống hợp lý, ít chất béo bão hòa, bổ sung đầy đủ trứng, thịt, rau quả, ngũ cốc với lượng vừa phải. "Luyện tập thể dục giúp tôi ăn ngon miệng hơn, ngược lại làm tăng hiệu quả của việc tập thể dục", cụ cho biết. Nhiều năm chữa trị đau cơ xương khớp kết hợp với tập luyện hàng ngày, sức khỏe và tinh thần cụ Liệu có nhiều biến chuyển tốt: ăn ngon, ngủ ngon hơn, tinh thần lạc quan và đầu óc minh mẫn.

    Các nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng với sức khỏe mà đi bộ đem lại. Đi bộ giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, qua đó cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hòa huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn cải thiện tuần hoàn huyết, gia tăng sự trao đổi chất, làm tăng mật độ xương nên tác dụng rất tốt trong phòng chống loãng xương và viêm đa khớp ở tuổi già. Những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm.

    Các bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi bị thoái hóa khớp gối, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, cần thận trọng chậm rãi khi đi bộ. Nên trang bị nạng hay gậy nâng đỡ, để giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư. Quan trọng nhất là phải hoạt động phù hợp với thể trạng, nếu không việc đi bộ sẽ phản tác dụng.

    Thúy Quỳnh

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Cụ ông 90 tuổi ở Hà Nội chống gậy đi bộ giảm đau khớp

Share This Page