Mọi người đều biết khoai lang rất giàu dinh dưỡng nhưng điều đặc biệt hơn loại củ này đứng đầu bảng trong danh sách 20 loại rau quả có tác dụng chống ung thư của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật bản. Khoai lang rất giàu tinh bột, carotene, kali, sắt và 10 loại nguyên tố vi lượng, có thể bảo vệ sự toàn vẹn về cấu trúc các tế bào biểu mô của con người, ức chế hoạt động của virus, ngăn chặn sự sản sinh Nitrosamine trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có thể loại bỏ độc tính của thủy ngân, cadmium, asen và các hiệu ứng độc hại khác gây ra bởi thức ăn và môi trường, ngăn chặn quá trình gây ung thư của các kim loại độc hại. Khoai lang được các chuyên gia gọi là thực phẩm chức năng có dinh dưỡng cân bằng nhất. Khoai lang có chứa DHEA có thể ngăn ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, khoai lang có chứa DHEA có thể ngăn ngừa ung thư và kéo dài tuổi thọ. DHEA là một loại hormone vượt trội trong cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng trong nhiều bộ phận của cơ thể. Những điều cần chú ý khi ăn khoai lang Không nên ăn khoai sống Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn... Ăn khoai lang vào buổi trưa là tốt nhất. Nên ăn khoai lang vào bữa trưa Lượng canxi trong khoai lang cần khoảng 4-5 giờ đồng hồ để cơ thể hấp thu, trong khi đó ánh sáng Mặt Trời buổi chiều lại có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào buổi trưa, canxi có thể hấp thu hết trước bữa ăn tối, không ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn của bữa tối. Khi ăn khoai lang vào mùa Đông Không nên ăn khi bụng trống rỗng. Nếu ăn khoai lang khi bụng đói sẽ nhiều khả năng xuất hiện tình trạng tình trạng trào ngược axit, ợ nóng bởi khoai lang có chứa lượng carbohydrate tương đối cao, có độ ngọt nhất định, làm tăng khả năng trào ngược. Không nên ăn quá 3 lạng khoai mỗi ngày. Thêm vào đó, nếu xuất hiện tình trạng trào ngược axit có thể chia 3 lạng thành các bữa nhỏ. Không nên ăn khoai lang với những món ngọt khác. Không nên ăn khoai lang với những món ngọt khác. Khoai lang bản thân là một loại thực phẩm ngọt, nếu ăn thêm cùng một loại thực phẩm ngọt khác sẽ khiến tăng khả năng xuất hiện tình trạng trào ngược. Bệnh nhân tiêu chảy và những bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang. Những sai lầm khi ăn khoai lang Ăn quá nhiều Nhiều người coi khoai lang là món giảm cân tốt nên ăn thường xuyên, thay cả cơm. Việc này sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt protein vì trong khoai lang có quá nhiều chất xơ, lượng chất xơ tiêu thụ quá nhiều trong ngày sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Ăn khoai lang khi đói Chất bột đường trong khoai lang khi được tiêu thụ sẽ tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa. Nên khi ăn khoai nhiều bạn thường cảm thấy bị nóng ruột, ợ chua, trướng bụng lúc đói. Điều này gây cảm giác khó chịu và dù ăn nhiều nhưng luôn cảm thấy đói. Ăn vỏ khoai lang không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là những củ khoai sần, có đốm đen... Ăn cả vỏ khoai lang Nhiều người tin tưởng, khoai lang ăn cả vỏ tốt gấp nhiều lần so với khi gọt vỏ nhưng thực tế không phải vậy. Ăn vỏ khoai lang không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là những củ khoai sần, có đốm đen, có nốt như bị ong châm. Những nốt này khi ăn vào có thể gây ngộ độc. Ăn vào buổi tối Khoai lang ăn buổi tối sẽ khiến bạn có cảm giác bị đầy hơi, trướng bụng, khó chịu. Đây là một trong những thực phẩm không tốt đối với người đau dạ dày. Buổi tối, quá trình trao đổi chất kém vì bạn ít hoạt động, khoai lang là tinh bột có nhiều chất, đặc biệt là kiềm nên khi ăn sẽ không thể tiêu hóa được trong thời gian này. Khoai lang là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ, là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV