Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị thường niên của các trường nghiên cứu phương Đông của Mỹ (American Schools of Oriental Research), các nhà khoa học đã thu thập bằng chứng cho thấy rằng 3.700 năm trước, một vụ nổ của một thiên thể trong khí quyển đã phá hủy các khu định cư trên vùng lãnh thổ của Jordan hiện đại. Mọi thứ đều bị phá hủy trong vòng bán kính 25km. Con người chỉ quay trở về định cư ở những nơi này sau 6 hoặc 7 thế kỷ. Vụ nổ đã phá hủy các khu định cư trên vùng lãnh thổ của Jordan hiện đại. Các cuộc khai quật ở vùng Trung Gur nằm về phía bắc Biển Chết trên lãnh thổ Jordan chỉ ra rằng đã tồn tại một nền văn minh thời đại đồ đồng trong vòng ít nhất 2.500 năm, cho đến khi đột ngột biến mất 3.700 năm trước. Theo ước tính, có từ 40.000 đến 65.000 người đã sống trên một khu vực tương đối hẹp ấy. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và phân tích các khoáng vật được tìm thấy trong khu vực trên. Dữ liệu cho thấy 3.700 năm trước một sự kiện thảm khốc xảy ra, hậu quả là 5 khu định cư tương đối lớn và hơn 100 khu định cư nhỏ đã bị phá hủy và giết chết tất cả cư dân địa phương. Tàn tích còn lại của thành phố Tell el-Hammam cung cấp một cái nhìn toàn diện. Phân tích carbon phóng xạ cho thấy hầu như tất cả các bức tường của các tòa nhà bằng gạch đất sét gần như ngay lập tức biến mất, chỉ có những nền đá vẫn còn sót lại. Bằng chứng bổ sung về một thảm họa cổ đại hóa ra là dấu vết của thủy tinh trên bề mặt ngoài của nhiều mảnh gốm sứ của thời kỳ này. Nghiên cứu các mảnh này cho thấy sự hiện diện của các tinh thể zircon (ZrSiO4) được hình thành trong vòng 1 giây ở nhiệt độ nóng hàng nghìn độ. Các tác giả của công trình nghiên cứu tin rằng gió mạnh kèm theo thảm họa đã bao phủ khu định cư bằng các hạt khoáng nhỏ li ti. Các nhà khoa học đã so sánh sự kiện vũ trụ này với vụ nổ thiên thạch Tunguska ở Siberia vào năm 1908. Khi đó, vì cư dân quá thưa thớt ở Siberia nên không rõ thiệt hại về người, nhưng sóng do vụ nổ gây ra đã khiến rừng đổ rạp trên một diện tích rộng 2.000km2. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV